Quản lýdanh mục đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giao dịch tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (Trang 40)

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

2.3.1.5. Quản lýdanh mục đầu tư

Đây là một dạng nghiệp vụ tư vấn của công ty chứng khoán nhưng ở mức độ cao hơn vì trong hoạt động này, khách hàng uỷ thác cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp nhận,có thể nêu một số bước mà HASECO phải làm khi thực hiện nghiệp vụ này như sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quản lý danh mục đầu tư

] HASE CO Khách hàng Nhận yêu cầu quản lý Thực hiện hợp đồng quản lý Ký hợp đồng quản lý Thanh lý hợp đồng

Bước 1: HASECO và khách hàng tiếp xúc tìm hiểu khả năng của nhau. HASECO phải tìm hiểu rõ về khách hàng. Là tổ chức hay cá nhân, số tiền về nguồn gốc tiền định đầu tư, mục đích đầu tư, thời hạn đầu tư…đồng thời công ty phải chứng minh cho khách hàng thấy được khả năng của mình, đặc biệt là khả năng chuyên môn và khả năng kiểm soát nội bộ, đây là hai tiêu chuẩn quan trọng nhất của công ty. Khả năng chuyên môn chính là khả năng đầu tư vốn đem lại lợi nhuận cho khách hàng còn khả năng kiểm soát nội bộ là việc HASECO có thể đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, chống lại những thất thoát do sự vô ý hay cố tình của nhân viên trong công ty.

Bước 2: HASECO và khách hàng tiến hành ký hợp đồng quản lý. Nội dung hợp đồng phải quy định rõ nhiều yếu tố: Số tiền và thời hạn uỷ thác, mục tiêu đầu tư, giới hạn quyền và giới hạn trách nhiệm của HASECO, phí quản lý mà HASECO được hưởng.

Bước 3: Thực hiện hợp đồng quản lý. Trong khi thực hiện hợp đồng, HASECO phải vận dụng hết kỹ năng và kinh nghiệm để đầu tư vốn của khách hàng, đồng thời phải tuân thủ triệt để những điều khoản quy định trong hợp đồng. Nếu có những phát sinh ngoài hợp đồng thì HASECO phải xin ý kiến của khách hàng bằng văn bản và phải thực hiện theo đúng quyết định của khách hàng. Ngoài ra, công ty phải nghiêm ngặt tách rời hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới để đảm bảo tránh mâu thuẫn về lợi ích.

Bước 4: Khi đến hạn kết thúc hợp đồng hay trong một số trường hợp Công ty giải thể, phá sản, ngừng hoạt động…Công ty phải cùng với khách hàng và quyết định xem tiếp tục gia hạn hay thanh lý hợp đồng không. Trong trường hợp công ty chứng khoán phá sản, tài sản uỷ thác của khách hàng phải được tách riêng và không được dùng để trả các nghĩa vụ nợ của công ty chứng khoán.

Thực hiện nhiệm vụ này cho khách hàng, HASECO vừa bảo quản hộ chứng khoán, vừa đầu tư hộ chứng khoán. Thông thường công ty chứng khoán nhận được phí quản lý bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên một số lợi nhuận thu về cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giao dịch tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)