Chỉ số chứng khoán VN-Index tăng gần 144% trong năm 2006, và chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu năm 2007, tăng 44%. Chỉ số này vào 28/02/2007 là 1136, như vậy là đã tăng trên 10 lần kể từ ngày mở sàn buôn bán (28/07/2000). Số tài khoản đăng ký giao dịch chứng khoán tăng 4 lần, từ 32.000 lên 120.000
Đó là thị trường chứng khoán chính thức, còn một thị trường khác, hoạt động trên Internet hoặc vỉa hè, buôn bán cổ phần các công ty chưa niêm yết trên thị trường chính thức ở Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Số người giao dịch trên thị trường này có thể lên tới 500.000, cao hơn 5 lần so với thị trường có kiểm soát. Thị trường này có phần giống như thị trường OTC (Over The Counter) ở Mỹ và các nước khác, cho phép buôn bán cổ phiếu của các công ty thường là chưa hội tụ điều kiện để được phép đăng ký trên thị trường chứng khoán chính thức.Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ở Việt Nam có hai mặt. Mặt cơ bản và quan trọng nhất là dân chúng đã biết thêm một kênh dùng tiền dư, thay vì chỉ để tiền vào ngân hàng hay mua trái phiếu để nhận một lãi suất nhiều khi thấp hơn cả lạm phát; họ có thể tham gia gián tiếp vào đầu tư, làm chủ doanh nghiệp bằng cách bỏ vốn mua cổ phiếu, lời ăn lỗ chịu mà không phải tự đứng ra lập doanh nghiệp.
Về mặt cơ bản này, thị trường cổ phiếu tạo thêm một kênh quan trọng nhằm thu hút vốn trong nền kinh tế. Không những thế, kênh này còn quan trọng hơn cả kênh ngân hàng vì nó tạo ra cơ hội cho các nhà doanh nghiệp có ý tưởng mới hợp tác với những người sẵn sàng bỏ vốn trên cơ sở rủi ro cao đi liền với lợi nhuận cao. Nhưng cần phải nhận thấy đóng góp của thị trường chứng khoán vào phát triển kinh tế chính là số vốn mới thu hút được hàng năm qua phát hành cổ phiếu mới IPOs (initial public offer-ings).
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY