D. THÀNH TÍCH, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
3.5.2. Cải tiến quy trình thanh toán, khắc phục nhược điểm của T+3
Nhiều nhà đầu tư than phiền về việc áp dụng thời hạn thanh toán T+3 khiến cho họ bị mất cơ hội, bị thiệt thòi về sử dụng vốn. Khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch vào ngày T thì đến ngày T+3 (cộng thêm 3 ngày), họ mới nhận được tiền hoặc nhận được cổ phiếu.
Nói là T+3, nhưng thực chất đến ngày T+ 4 (5 ngày sau khi giao dịch) nhà đầu tư mới có thể bán lại khối lượng cổ phiếu mà mình đã mua , hoặc sử dụng tiền đã bán cổ phiếu để đầu tư tiếp. Lý do là đến chiều ngày T+3 nhà đầu tư mới nhận được tiền vào tài khoản hoặc nhận được cổ phiếu và đến T+4 họ mới có thể sử dụng để giao dịch tiếp.
Như vậy, nếu ngày T nhằm vào phiên giao dịch đầu tuần (ngày thứ 2) thì nhà đầu tư còn có cơ hội bán lại cổ phiếu đã mua, hoặc dùng tiền bán cổ phiếu để đầu tư tiếp vào phiên cuối tuần (thứ 6). Nếu mua bán vào các phiên giao dịch khác trong tuần (từ thứ 3 trở đi), thì phải chờ đến tuần sau.
Điều này hết sức bất lợi cho họ. Họ bị mất nhiều cơ hội vì không thể phản ứng nhanh trước những thông tin thị trường.
Một khi nhà đầu tư đã mua cổ phiếu, cho dù ngay sau đó nhận được thông tin bất lợi về loại cổ phiếu đó thì cũng đành ngồi im chịu trận. Họ phải chờ ít nhất 5 ngày sau mới có thể bán cổ phiếu đi. Khi đó giá cả có thể đã thay đổi rất nhiều và nhà đầu tư sẽ thua lỗ nặng.
Quy định T+3 còn làm cho nhà đầu tư bị thiệt thòi trong việc sử dụng vốn đầu tư của chính mình. Người mua cổ phiếu bị trích tài khoản ngay lập tức để thanh toán giao dịch; nhưng người bán phải chờ đến chiều ngày T+3 mới nhận được tiền vào tài khoản. Để có vốn đầu tư tiếp, nhiều người phải tạm ứng của công ty chứng khoán hoặc vay ngân hàng.
Hiện nhiều công ty chứng khoán có dịch vụ tạm ứng cho khách hàng đã bán cổ phần ngay trong ngày T, đến ngày T+3 công ty sẽ trừ lại vào tài khoản khách hàng. Nhà đầu tư phải trả lãi 4 ngày với lãi suất tương đương với lãi suất cho vay của ngân hàng (khoảng 1%/tháng).
Trên thực tế, điều này khiến cho các nhà đầu tư thiệt thòi rất nhiều kính mong các cơ quan ngành chứng khoán sớm có cải tiến, sửa đổi.
KẾT LUẬN
Chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển nên có sự khác biệt đôi chút so vơi thế giới. Ở chương 1, đặc biệt là phần giao dịch, một số nghiệp vụ mà hiện ta chưa thực hiện được. Ví dụ nghiệp vụ bán khống, quyền chọn, quyền tiên mại…Riêng đối với nghiệp vụ bán khống, nước ta hiện nay vẫn còn cấm vì chưa thể quản lý được và vì hoạt động này thường dẫn tới hậu quả xấu cho nhà đầu tư khi luật chứng khoán chưa hoàn chỉnh. Còn các nghiệp vụ khác chưa thực hiệp hoặc thực hiện ở mức độ cá nhân tự túc, không có sự quản lý của nhà nước và không được bảo vệ bởi pháp luật, chỉ thông qua sự tin tưởng giữa các bên.
Phần thứ hai của khóa luận là phần cơ sở, cũng là mục tiêu, chủ thể của khóa luận để đưa ra phần giải pháp. Nội dung của phần này phản ánh bức tranh toàn cảnh về công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng. Bức tranh đó bao gồm cả phần nội tại bên trong doanh nghiệp và khung cảnh bên ngoài bao gồm các yếu tố vĩ mô tác động qua lại với doanh nghiệp.
Nhìn chung công ty chứng khoán Hải Phòng làm việc có hiệu quả kinh tế cao. Tuổi đời hoạt động của công ty cũng non trẻ như của chứng khoán Việt Nam nói chung. Công ty cũng đã thể hiện được mình trong một ngành được coi là nóng của Việt Nam thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Chương ba của khóa luận là phần giải pháp được coi như phần kết quả của khóa luận. Kết quả của nghiên cứu được thể hiện ở ba giải pháp cho công ty về hai lĩnh vực là công nghệ giao dịch và tạo được lợi ích cho nhà đầu tư. Ba giải pháp này được coi là ba nội dung công việc quan trọng nhất, cần thiết nhất của một công ty chứng khoán. Chúng ta cần hiểu rằng gíao dịch chính là hoạt động cơ bản của phòng môi giới – một bộ phận làm việc cơ bản của công ty chứng khoán.
Nhìn chung, với tốc độ phát triển ngành chứng khoán như hiện nay, chúng ta tin rằng không bao lâu nữa khoảng cách giữa TTCK Việt Nam và thế giớisẽ xích lại nhanh chóng. Tuy nhiên yêu cầu của TTCK đối với nhà đầu tư và các công ty chứng khoán ngày càng cao. Cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các
công ty chứng khoán, không chỉ đối với những công ty đang hoạt động mà cả một loạt các công ty khác đang trong quá trình gia nhập ngành.Vì vậy công ty chứng khoán Hải Phòng phải tự đổi mới và hoàn thiện mình. Đi đầu trong công cuộc thay đổi này là bổ xung thêm vốn cho đủ 200 tỷ đồng. Một khi đã có đủ nguồn vốn thì việc thực hiện các giải pháp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào giao dịch chứng khoán là một tất yếu. Các công ty khác tuy chưa đầu tư hoàn thiện nhưng đã và đang xây dựng cho mình một cơ sở công nghệ kỹ thuật cao, và có thể đầu tư vào chiều sâu bất cứ lúc nào khi thị trường cần.
Vì vậy công ty chứng khoán Hải Phòng cần xem xét kỹ để thực hiện tốt các giải pháp đã nêu như: cho vay có đảm bảo bằng cầm cố cổ phiếu, và cho vay hỗ trợ mua chứng khoán tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch chứng khoán. Đồng thời đi sâu vào công nghệ cao với phương châm đi tắt đón đầu. Từ đó tạo uy tín với khách hàng và trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam, xứng đáng với khẩu hiệu “luôn là người bạn tin cậy của nhà đầu tư”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 TS. Đào Lê Minh, ‘‘Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán ’’
2 Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng Uỷ Ban Chứng khoán Nhà Nước, ‘’Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán ’’
2 Công ty chứng khoán Hải Phòng, ‘’Bản cáo bạch’’
3 Các trang web: http:// www.hpsc.com.vn http:// www.bsc .com.vn http:// www.vn express.com.vn http:// www.dantri.com.vn http:// www.vinastock.com.vn http:// www.directsock.com.vn http:// www.vietbao.com.vn http:// www.tuoitre.com.vn http:// www.Vneconomy.com. http:// www.tinchungkhoan24h.com. vn 4 Một số khóa luận của các khóa trước.