B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.3.3. Phân tích tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của HASECO
* Tình hình vay nợ của HASECO
Bảng 2.10. Số dư Nợ phải trả của HASECO tại thời điểm 31/12/2005
Đv: trđ
TT Nội dung Số tiền (VND)
1 Vay ngắn hạn 0
2 Phải trả người bán 358
3 Phải trả công nhân viên 146
4 Chi phí phải trả 153
5 Phải trả, phải nộp khác 4.553
6 Thanh toán giao dịch chứng khoán 1.080
7 Nợ dài hạn 326
Bảng 2.11. Số dư Nợ phải trả của HASECO tại thời điểm 31/12/2006
Đv: trđ
TT Nội dung Số tiền (VND)
1 Vay ngắn hạn 0
2 Phải trả người bán 1.544
3 Phải trả công nhân viên 111
4 Chi phí phải trả 70
5 Phải trả, phải nộp khác 5.519
6 Thanh toán giao dịch chứng khoán 12.966
7 Nợ dài hạn 339
Cộng 20.552
Khoản phải trả khác tại thời điểm 31/12/2005 và 31/12/2006 chủ yếu là tiền thu đấu giá đang ở giai đoạn chờ thanh toán cho các tổ chức phát hành.
Qua hai bảng trên ta thấy tổng nợ của công ty tăng khá nhanh. Năm 2006 tăng 13.936 triệu đồng, tương đương tăng 208% so với năm 2005.
Từ bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng số dư nợ phải trả qua các năm 2005 – 2006 ta tổng hợp bảng sau :
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp Đơn vị tính : Triệu đồng So sánh 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 +/- (%) +/- (%) 1. DT T 2.273 4.358 26.271 1.895 91,73 21.913 503 3.Tổng CP 2.273 3.312 5.890 1.039 46,02 2.578 79.8 2. LNST 0 1.246 15.989 1.246 19.135 1.536 4.Vốn CP 20.650 21.750 50.000 1.100 5,33 28.250 129,8 5.TSBQ 22.411 26.012 72.312 3.600 16,1 46.300 178 6.Vốn BQ 20.651 218.235 51.232 197.584 956,7 -167.003 -76,5
Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu tài chính 2005-2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng (giảm) 2006-2005
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 2,68 2,39 -0,29 lần
2. Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản
- TSCĐ và đầu tư dài hạn/Tổng TS (%) 43,06 26,89 -16,17
- TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/Tổng TS (%) 56,94 73,11 16,17
3. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn và cơ cấu nợ
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn (%) 22,34 30,92 8,58
- Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (%) 28,77 44,75 15,98
4. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
- Doanh thu thuần/Tổng tài sản (%) 11,63 22,84 11,21
5. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời (*)
- Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (%) 36,18 77,58 41,40
- Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (%) 5,73 25,65 19,92
- Lợi nhuận sau thuế/Vốn cổ phần (%) 5,73 40,76 35,03
- Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (%) 4,21 17,72 13,51
- Lợi nhuận từ hoạt động KD/DTT (%) 12,54 75,28 62,74
6. Chỉ tiêu liên quan đến cổ phần
- Số lượng cổ phần 2.175.000 5.000.000 2.2825.000
Thu nhập trên cổ phần (EPS) (VNĐ/cổ phần) 573 5.774 5.201 Giá trị sổ sách của cổ phần (VNĐ) 10.573 15.891 5.317
Nguồn: bản cáo bạch công ty
Theo Bảng trên, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của HASECO trong các năm qua ở mức rất an toàn, tài sản so với nợ phải trả thường gấp nhiều lần, cụ thể: khả năng thanh toán tổng quát năm 2006: 3,23 lần, giảm 1,25 lần. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2006 là 2,39 lần, giảm 0.29 lần.
Cơ cấu tài sản của HASECO qua các năm cũng có nhiều thay đổi, tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản nă 2006 là 71,11%, tăng 11,47% so với năm 2005 . Nguyên nhân tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của
HASECO tăng lần lượt qua các năm là 13,510 tỷ đồng lên 16,861 đồng năm 2005 và tăng mạnh lên 84,093 tỷ đồng năm 2006; tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tài sản lưu động từ 8,899 tỷ đồng lên 12,751 tỷ đồng năm 2005 và lên 30,937 tỷ đồng vào năm 2006.
Xét các chỉ tiêu về cơ cấu vốn và cơ cấu nợ, tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng từ 7,86% năm 2004 lên 22,34% năm 2005 và 30,92% trong năm 2006, kéo theo đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn giảm một khoản tương ứng (92,14% năm 2004 giảm xuống 77,66% năm 2005 và 69,08% tại thời điểm 31/12/2006). Năm 2005 và 2006, HASECO đã chú trọng đa dạng hoá danh mục đầu tư, triển khai nhiều lĩnh vực nghiệp vụ kinh doanh mới, đòi hỏi phải huy động thêm vốn từ các nguồn khác ngoài vốn chủ sở hữu.
Năm 2004 là năm đầu tiên HASECO đi vào hoạt động, gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ và những khoản chi phí đầu tư lớn để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu, thêm vào đó là sự trầm lắng, chưa phục hồi được của thị trường chứng khoán sau những suy giảm của thị trường năm 2003 nên HASECO chưa có lãi. Năm 2005 và 2006, HASECO đã có những kết quả vượt trội, cụ thể: chỉ tiêu LNST/Doanh thu thuần, LNST/Vốn chủ sở hữu và LNST/Vốn cổ phần năm 2005 lần lượt là 36,18%, 5,73% và 5,73%; năm 2006 là 77,58% (tăng 41,4% so với năm 2005), 25,65% (tăng 19,83% só với năm 2005) và 40,76% (tăng 35,03% so với năm 2005). Điều này có được một mặt là do những thuận lợi do thị trường chứng khoán đem lại, mặt khác do nỗ lực của tập thể lãnh đạo và nhân viên HASECO.
Vốn khả dụng là một chỉ tiêu đặc thù của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, phản ánh khả năng đảm bảo thanh toán của các tổ chức này. Theo quy định của Bộ Tài chính, công ty chứng khoán phải thường xuyên duy trì mức vốn khả dụng tối thiểu bằng 5% tổng vốn nợ điều chỉnh. Số liệu về vốn khả dụng trên Bảng trên cho thấy HASECO luôn duy trì vốn khả dụng ở một tỷ lệ khá cao là 118% năm 2005 và 2.709% năm 2006 đảm bảo cho một khả năng thanh toán an toàn của HASECO.
Mặc dù giữa năm 2006, HASECO đã tăng vốn lên 50 tỷ đồng làm cho số lượng cổ phần tăng lên 5 triệu cổ phần nhưng thu nhập trên mỗi cổ phần vẫn tăng
5.201 đồng/CP, (năm 2005 là 573 đồng/CP, năm 2006 là 5.774 đồng/CP), tương đương tăng 908%, chứng tỏ mức tăng trưởng đột biến về lợi nhuận của HASECO trong năm 2006. Giá trị sổ sách của cổ phần cũng tăng từ 10.572 đồng/CP năm 2005 lên 15.891 đồng/CP vào 31/12/2006. Tức tăng 5.319 đồng/CP, tương đương tăng 50,13%
Bảng 2.14. Chi tiết tài sản cố định của HASECO
Đvt: triệu đồng
Tại thời điểm 31/12/2005 Tại thời điểm 31/12/2006 TT Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại I TSCĐ hữu hình 1.835 1.439 1.994 1.261 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 53 41 53 31 2 Máy móc, thiết bị 1.091 766 1.250 672
3 Vật tư viễn thông, truyền dẫn
620 584 620 522
4 Thiết bị, cơ sở dữ liệu 71 48 71 36
II TSCĐ vô hình 637 327 819 306
Cộng 2.472 1.766 2.813 1.567
Nguồn: Bản cáo bạch
Nhận xét:
Một công ty chứng khoán trung bình đầu tư cho riêng bộ phận máy móc thiết bị và bộ phận truyền đẫn ít nhất phải tới 3 triệu USD, tương đương khoảng gần 50 tỷ đồng thì mới dủ điệu kiện đáp ứng thị trường về lâu dài. Trong khi toàn bộ tài sản cố định của công ty chưa đến 3 tỷ đồng. Đây là một con số quá thấp. Vì vậy trong tương lai công ty muốn cạnh tranh tồn tại với các công ty khác và trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam thì nhất thiết phải đầu tư vào tài sản cố định mà nòng cốt phải là máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho giao dịch của công ty.
Cổ tức được chia cho các cổ đông theo phần vốn góp, tuỳ đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh mà Hội đồng quản trị có thể quyết định tạm chia cổ tức cho các cổ đông. Năm 2004, HASECO không chia cổ tức cho các cổ đông vì là năm đầu hoạt động nên kinh doanh chưa có lãi như đã phân tích ở trên. Sang năm 2005, 2006, HASECO đã chia cổ tức cho cổ đông nhưng tỷ lệ trả cổ tức chưa cao là do chính sách giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư phát triển.
Đánh giá tình hình trả cổ tứcqua các năm
Bảng 2.15. Tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá qua các năm
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 +/-2006/2005
(%)
0% 5% 12% 140
(Nguồn: bản cáo bạch)
Nhận xét:
Năm đầu tiên 2004 không chia cổ tức vì năm 2003 bắt đầu đi vào hoạt động không có lãi. Tuy nhiên sang các năm tiếp theo cổ tức tăng và tăng với tốc độ 140%/ năm. Đồng thời vào tháng 11/2007, cổ phiếu của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội. Chưa đầy một năm sau, giá của cổ phiếu này đã tăng nên 150.000/ cổ phần. Gía tăng cao và nhanh như vậy là do trong các năm 2006 và 2007 công ty làm ăn có lợi cao. Và chắc chắn tỷ lệ lãi trên vốn cổ phần và tỷ lệ chia cổ tức sẽ rất cao.