Kiến nghị với UBND tỉnh

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 86)

4. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh

- Đề nghị UBND tỉnh có cơ chế xác định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư về toàn bộ quá trình sử dụng vốn; Kiểm điểm trách nhiệm của người đứng

đầu các đơn vị Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án về việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm cùng với công tác đánh giá bình xét thi đua khen thưởng cuối năm của các đơn vị, địa phương.

- Đề nghị UBND tỉnh soát xét kỹ việc giao Chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án phù hợp với năng lực Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án. Cương quyết thay thế các Chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý điều hành dự án, không giao thêm công trình, dự án cho những Chủ đầu tư yếu kém. Đối với các đơn vị, địa phương có các công trình, dự án đầu tư nhưng không có đủ cán bộ chuyên môn chuyên ngành đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban quản lý dự án: đề nghị UBND tỉnh không giao cho làm Chủ đầu tư. UBND tỉnh có thể thành lập một Ban quản lý dự án mới và giao làm Chủ đầu tư các công trình này hoặc giao cho các Ban quản lý dự án đã thành lập khác có đủ điều kiện và năng lực (có bổ sung thêm người của đơn vị, địa phương đó vào Ban quản lý dự án) để quản lý đầu tư, sau khi dự án hoàn thành sẽ giao lại cho các đơn vị, địa phương quản lý sử dụng.

- Đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo nghiên cứu áp dụng nhóm giải pháp về huy động vốn cho NSNN để phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là việc thu hồi thêm 50m đất hai bên đường và thu khoản tiền chênh lệch lợi thế địa tô trong khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông hiện có.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Chủ đầu tư, các Ban Bồi thường GPMB thực hiện nghiêm túc việc GPMB theo đúng hồ sơ được duyệt, tránh tình trạng “dễ làm, khó bỏ” gây ra tình trạng GPMB kiểu “xôi đỗ” như hiện nay, khó khăn cho công tác quản lý đất đai cũng như quản lý kết cấu công trình giao thông sau này.

- Đề nghị UBND tỉnh tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng và hoặc đột xuất với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các Chủ đầu tư về công tác XDCB, đánh giá, kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình vào sử dụng để phát huy hiệu quả nguồn vốn, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)