Quyết toán vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 55)

4. Kết cấu của đề tài

2.3.2.3. Quyết toán vốn đầu tư

Vốn đầu tư các dự án giao thông được quyết toán như các dự án đầu tư xây dựng khác theo hướng dẫn chung tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007, Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007 và Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 (có hiệu lực từ ngày 01/4/ 2011) của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Việc lập hồ sơ và trình thẩm tra quyết toán từng hạng mục độc lập trong dự án thường được các Chủ đầu tư và Nhà thầu khẩn trương thực hiện do ảnh hưởng trực tiếp đến việc thanh toán, giải ngân chi phí thực hiện. Tuy nhiên việc lập và trình duyệt tổng quyết toán toàn dự án lại thường bị chậm trễ. Công tác thẩm tra quyết toán của cơ quan tài chính có thẩm quyền về cơ bản đúng chế độ, chặt chẽ, đảm bảo tiến độ quy định nhưng đôi khi có phần máy móc, áp đặt quan điểm chủ quan khi áp dụng chế độ chính sách. Ví dụ: Chi phí thiết kế được tính bằng tỷ lệ phần trăm theo quy định nhân với giá trị dự toán xây lắp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cán bộ thẩm tra cứ áp quyết toán giá trị chi phí thiết kế tính bằng tỷ lệ phần trăm theo quy định nhân với giá trị dự toán xây lắp hoặc quyết toán xây lắp (lựa chọn giá trị nhỏ hơn). Điều này không đúng chế độ của Nhà nước và gây thiệt thòi cho đơn vị tư vấn vì thực tế sau khi thiết kế được duyệt, đơn vị tư vấn đã hoàn thành đến 90% sản phẩm của mình (chỉ còn 10% chi phí giám sát tác giả trong quá trình thi công). Nếu dự án không được triển khai hoặc triển khai với khối lượng ít hơn thiết kế được duyệt thì vẫn phải thanh toán chi phí thiết kế cho Nhà thầu tư vấn, chỉ giữ lại không thanh toán chi phí giám sát tác giả (10%) của phần khối lượng không được thực hiện.

Nhìn chung, công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án giao thông hoàn thành nhìn chung còn chậm chưa đáp ứng được tiến độ theo quy định.

Nguyên nhân chính do các Chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến việc lập báo cáo quyết toán, các dự án hàng năm có xu hướng tăng cả về số lượng, tổng mức đầu tư và độ phức tạp của các khoản mục chi phí. Với chủ trương chung của Nhà nước đẩy mạnh phân cấp quản lý, các Chủ đầu tư có quyền chủ động và trách nhiệm cao hơn hơn trong toàn bộ việc tổ chức thực hiện, quản lý chi phí dự án, tuy nhiên không phải Chủ đầu tư nào cũng đều có đủ năng lực để thực hiện một cách có hiệu quả, đặc biệt là các Chủ đầu tư không chuyên ngành.

Riêng chỉ Ban Quản lý các dự án giao thông Thái Nguyên từ năm 2003 đến nay mới có 9/23 dự án được duyệt quyết toán vốn; 14/23 dự án đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng, đã trình báo cáo quyết toán nhưng chưa được phê duyệt. Trong những năm gần đây nhìn chung tỷ lệ số dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán có chiều hướng giảm do có sự điều hành cương quyết của cơ quan tài chính: Chủ đầu tư nào không nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian quy định mà không có lý do chính đáng, không báo cáo xin gia hạn sẽ bị xem xét đề xuất không được ưu tiên bố trí vốn cho những dự án tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 55)