Quản lý chặt chẽ diện tích đất đã GPMB và hành lang an

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 83 - 84)

4. Kết cấu của đề tài

3.2.8. Quản lý chặt chẽ diện tích đất đã GPMB và hành lang an

giao thông

Việc quản lý chặt chẽ diện tích đất đã GPMB và hành lang an toàn giao thông sẽ hạn chế việc lấn chiếm đất công, việc xây dựng các công trình, vật kiến trúc trái phép trong phạm vi đất dành cho công trình giao thông, tránh lãng phí NSNN trong công tác bồi thường GPMB khi đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông, lãng phí nguồn lực xã hội khi các công trình, vật kiến trúc xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng trái phép phải di dời, phá dỡ. Việc quản lý chặt chẽ diện tích đất đã GPMB và hành lang an toàn giao thông cũng sẽ làm giảm bớt những tranh chấp giữa các bên liên quan trong quá trình GPMB, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa dự án vào khai thác, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Để làm được việc này, cần phải thực hiện một số nội dung sau:

- Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý đất đai, các địa phương cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng, chấm dứt việc đẩy hết trách nhiệm quản lý cho ngành Giao thông vận tải. Ban hành quy định bắt buộc các Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình giao thông phải hoàn thiện hồ sơ hoàn công GPMB cũng như cắm đủ mốc GPMB, phản ánh

đầy đủ phạm vi đã GPMB ngoài thực địa để bàn giao cho Chính quyền địa phương quản lý như quy định quản lý mốc lộ giới hiện nay.

- Kiên quyết xử lý triệt để các hành vi vi phạm đất của công trình giao thông, hành lang ATGT; Áp dụng tổng hợp các biện pháp: tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, giải tỏa, cưỡng chế...

- Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát của cộng đồng, giao cho các địa phương thành lập tổ chức thường trực chuyên thực hiện công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đất của công trình giao thông, hành lang an toàn giao thông do Nhà nước quản lý hoặc giao khoán, giao tự quản cho các tổ chức, cá nhân, nhân dân hai bên đường, còn Nhà nước thì tăng cường khâu quản lý, kiểm tra, kiểm soát. Qui định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý trách nhiệm dân sự, xử lý về kinh tế khi không hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 83 - 84)