4. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Hoàn thiện phân cấp quản lý dự án
Xây dựng các quy định cụ thể ràng buộc quyền hạn và trách nhiệm của các cấp trong quản lý đầu tư xây dựng. Gắn chặt trách nhiệm của cơ quan lập dự án với quá trình thực hiện dự án: trường hợp gây thiệt hại do khâu lập dự án thì phải chịu trách nhiệm cả về mặt vật chất lẫn hành chính; thưởng, phạt theo hiệu quả công trình sử dụng để gắn quyền lợi với trách nhiệm của cơ quan lập dự án đối với dự án đầu tư.
3.2.2. Nâng cao năng lực chủ thể tham gia quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình giao thông
Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan Kế hoạch đầu tư để đủ điều kiện thẩm định dự án đầu tư, theo dõi, giám sát và đánh giá đầu tư ở địa phương một cách chính xác, khách quan nhằm tham mưu một cách có hiệu quả cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Nâng cao năng lực quản lý dự án của các Chủ đầu tư, đặc biệt là các Chủ đầu tư ở cấp huyện, xã và các Chủ đầu tư không có chuyên ngành về xây
dựng giao thông. Để làm được điều đó, cần phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án xây dựng giao thông. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4, Điều 36 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ, đề nghị bổ sung thêm quy định cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án xây dựng giao thông bắt buộc phải có bằng Đại học chuyên ngành kinh tế xây dựng hoặc cầu, đường bộ. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ các Ban quản lý dự án thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đấu thầu, quản lý thanh - quyết toán vốn hàng năm.
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế lập kế hoạch, phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn
Hiện nay công tác kế hoạch hoá và phân bố vốn còn mang tính ngắn hạn, một số dự án đầu tư, quyết định đầu tư còn thoát ly nguồn vốn, phân bổ vốn dàn trải, hầu như các dự án nào cũng thiếu vốn, thời gian thực hiện kéo dài hơn kế hoạch. Sự thiếu gắn kết giữa các dự án với kế hoạch hàng năm đã kéo theo nhiều vấn đề phát sinh như: nợ đọng khối lượng, thanh toán kéo dài, khó khăn trong công tác quản lý cũng như lãng phí nguồn lực xã hội do dự án chậm đưa vào khai thác. Việc chuyển dần từ kế hoạch hoá đầu tư hàng năm sang kế hoạch hoá theo tiến độ dự án sẽ đảm bảo hiệu quả đồng vốn và khắc phục tình trạng trên. Do đó cần nghiên cứu phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng theo hướng giao kế hoạch trung hạn “từ 3 - 5 năm” cho các bộ, ngành, địa phương để các ngành, các cấp chủ động điều hành, phân bổ kế hoạch vốn theo mức độ ưu tiên và tiến độ thực hiện cho các dự án.
Với đặc thù của dự án đầu tư xây dựng thường kéo dài vài năm, vì vậy đề nghị sửa đổi cơ chế phân bổ vốn, đầu tư xây dựng theo hướng bổ sung, quy
định nguyên tắc phân bổ, bố trí vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. Theo đó, đối với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn NSNN phải bố trí đủ vốn theo tổng mức đầu tư của dự án được duyệt và theo tiến độ thực hiện. Khi phân bổ, bố trí dự toán ngân sách đầu tư đầu tư hàng năm được giao phải ưu tiên trả hết nợ dự án hoàn thành, sau đó bố trí đủ vốn theo tiến độ cho các dự án đang thực hiện rồi mới xem xét bố trí vốn cho các dự án khởi công mới.
Cần linh hoạt điều chỉnh kế hoạch vốn trong quá trình thực hiện: điều chuyển vốn từ các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, các gói thầu đã tạm ứng vốn từ 6 tháng trở lên chưa có khối lượng hoàn ứng hoặc các dự án chậm tiến độ sang cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng và các dự án thi công vượt tiến độ, dự án đã có khối lượng nghiệm thu còn thiếu vốn.
3.2.4. Hoàn thiện công tác thanh, quyết toán vốn
Đầu tư xây dựng là một quá trình kéo dài mà nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phải được thực hiện trong tất cả quá trình đầu tư. Để quản lý hiệu quả nguồn vốn và đẩy nhanh tiến độ thanh, quyết toán vốn cần phải thực hiện đồng bộ một số nội dung sau:
- Nâng cao chất lượng nhân lực bộ máy thực hiện công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư. Bồi dưỡng thêm kiến thức chung về thiết kế, xây dựng công trình giao thông cho cán bộ làm công tác thanh toán của KBNN, cán bộ thẩm định quyết toán của cơ quan Tài chính để các lực lượng này nắm rõ nội dung công việc của các Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án, thuận tiện cho công tác kiểm soát, đối chiếu số liệu thanh, quyết toán.
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch hóa quy trình, quy định hiện hành, công khai phân công nhiệm vụ các cán bộ chuyên quản của Kho bạc Nhà nước và cơ quan Tài chính trong
công tác thẩm định hồ sơ và làm các thủ tục thanh, quyết toán; Công khai về tổng số và số dư từng loại nguồn vốn theo từng thời điểm để các Chủ đầu tư chủ động có kế hoạch cân đối thanh toán vốn cho dự án.
- Xây dựng chế tài xử phạt đối với việc thanh, quyết toán, hoàn ứng chậm khi đã đủ điều kiện, không đúng thời gian quy định.
3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
Công tác thanh tra phải tiến hành thường xuyên liên tục. Kết hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất và kiểm tra, thanh tra định kỳ theo kế hoạch. Công tác kiểm tra, thanh tra cần được thực hiện đầy đủ trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư như: thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng công trình, kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Tránh tình trạng chủ yếu tập trung vào giai đoạn thi công xây dựng hoặc sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng có hiện tượng xuống cấp mới kiểm tra, thanh tra. Không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm rõ hiệu quả và bảo đảm tính khả thi về nguồn vốn. Đối với các dự án đã triển khai thực hiện, không phê duyệt điều chỉnh về nội dung đầu tư hay tổng mức đầu tư khi dự án chưa thực hiện giám sát đầu tư và báo cáo giám sát đầu tư theo quy định.
Tiếp tục hoàn thiện việc phân cấp, quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan về nội dung kiểm tra, thanh tra và quy định về cơ chế phối hợp công tác kiểm tra, thanh tra giữa các ngành, các cấp để đạt hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng trùng lặp, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng thanh tra.
Nâng cao năng lực, vai trò, hiệu quả hoạt động của lực lượng thanh tra, kiểm toán. Bên cạnh việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, kiểm toán cần phải bồi dưỡng thêm kiến thức chung về xây dựng công trình giao
thông cho lực lượng thanh tra, kiểm toán để các lực lượng này nắm rõ nội dung công việc của các Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án, thuận tiện cho công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng, coi đây là một kênh thông tin quản lý dự án trong quá trình đầu tư nhằm phát hiện những bất hợp lý của dự án hoặc sai phạm của các tổ chức, cá nhân lên quan để kịp thời điều chỉnh, xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý. Người dân là những người trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng phần lớn các công trình đầu tư do Nhà nước xây dựng và là người nắm rõ tình hình thực tế ở địa phương. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần biết lắng nghe và phân tích, đánh giá các ý kiến của nhân dân để đưa ra những kết luận chính xác trong việc kiểm tra, thanh tra công tác đầu tư xây dựng.
3.2.6. Bố trí tỉ lệ vốn hợp lý cho đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông trong nguồn chi NSNN hàng năm
Với vai trò giao thông phải đi trước một bước làm động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Chính vì vậy, cần quan tâm bố trí vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Mức vốn dành cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông phải tăng tương xứng với mức tăng của nguồn vốn chi ĐTPT và chi NSNN hàng năm. Có địa phương như Đà Nẵng, trong những năm qua đã ưu tiên tập trung 65% - 70% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cho các công trình giao thông(2)
.
Thái Nguyên là một tỉnh công nghiệp, mức chi đầu tư phát triển nói chung và đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông không thể thấp hơn mức bình
2
Đầu tư cho giao thông: Xứng tầm thương hiệu (Trang Web Sở GTVT Đà Nẵng):
http://sgtvt.danang.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1315:u- t-cho-giao-thong-xng-tm-thng-hiu&catid=25:qun-ly-o-th&Itemid=1&lang=en
quân chung của cả nước. Trong giai đoạn 2006 - 2010, mức chi cho đầu tư phát triển từ NSNN của Thái Nguyên mới đạt từ 25% - 31% chi NSNN, mức chi cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông mới đạt từ 7% - 19% chi đầu tư phát triển, tương đương 2% - 5% mức chi NSNN hàng năm của tỉnh. Đầu tư dàn trải không có trọng tâm trọng điểm sẽ dẫn đến các dự án dở dang, công trình chậm đưa vào sử dụng, không phát huy được hiệu quả số vốn đã đầu tư. Đặc biệt đối với các dự án giao thông dở dang lại còn có nguy cơ mất an toàn giao thông, ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy đối với hạ tầng giao thông cần phải bố trí một số lượng vốn hợp lý, đủ lớn mới phát huy hiệu quả. Trong giai đoạn 2011 - 2020, mức chi tối thiểu cho đầu tư phát triển từ NSNN của Thái Nguyên cần phải đạt khoảng 40% chi NSNN, mức chi tối thiểu cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cần phải đạt khoảng từ 15% - 20% chi đầu tư phát triển, tương đương 6% - 8% mức chi NSNN hàng năm của tỉnh (tương đương gấp khoảng 1,5 lần với mức chi lớn nhất cho hạ tầng giao thông vào năm 2008).
3.2.7. Huy động vốn cho NSNN để phát triển hạ tầng giao thông
Nghiên cứu khai thác nguồn lực tài chính từ chính kết cấu hạ tầng giao thông để tháo gỡ vướng mắc về vốn, huy động vốn phát triển hạ tầng giao thông theo các hướng:
- Tiến hành bán quyền thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đối với những công trình kết cấu hạ tầng giao thông có khả năng và điều kiện thu lợi theo hướng cho phép các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh.
- Tiến hành cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng cho các thành phần kinh tế được thuê lại quyền khai thác kết cấu hạ tầng giao thông.
- Chuyển nhượng có thời hạn kết cấu hạ tầng giao thông trong một thời gian nhất định để các tổ chức, cá nhân chủ động đầu tư xây dựng và được quyết định thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông sau có ý kiến thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền. Nhà nước sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đó khi thực hiện khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.
- Thực hiện khai thác quỹ đất 2 bên đường để tạo nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Sau khi mở đường, giá trị quyền sử dụng đất hai bên đường tăng lên gấp nhiều lần so với trước. Nhiều người có đất được hưởng lợi từ việc đầu tư của Nhà nước, đất của họ bỗng nhiên có giá hơn trước gấp nhiều lần. Tuy nhiên, Nhà nước chưa điều tiết được giá trị tăng lên của những người còn đất sau thu hồi. Kèm theo đó là chưa tạo được sự công bằng giữa người bị thu hồi đất và người còn đất.
Vì vậy ngoài việc thu hồi, GPMB phần đất dành cho công trình giao thông đường bộ, nên thu hồi, GPMB thêm 50m hai bên đường để đấu giá dự án có sử dụng đất, làm tăng nguồn thu cho ngân sách. Hoặc nếu không thu hồi, sau khi xây dựng, khu đất ra mặt đường thì người có đất phải nộp tiền cho Nhà nước phần giá trị tăng lên, gọi là chênh lệch lợi thế địa tô. Tiền chênh lệch thu được sau khi Nhà nước mở đường, một phần cho những người bị thu hồi đất, một phần bổ sung lại nguồn tiền từ ngân sách đã bỏ ra để làm hạ tầng. Giải pháp này thành phố Đà Nằng đã thực hiện từ nhiều năm nay mang lại kết quả tốt, cần phải quyết tâm nhân rộng ở các tỉnh.
- Giao cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân khai thác các dịch vụ dọc tuyến đường bộ như các trạm xăng, trạm dừng xe, quảng cáo... Nhà nước chỉ làm công tác quản lý, giám sát các hoạt động đảm bảo kinh doanh đúng luật, cạnh tranh lành mạnh.
Theo đề án “Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2012” của Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), trong giai đoạn 2011 - 2020, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, ngân sách quốc gia sẽ giảm bớt chi phí khoảng 520.870 tỉ đồng, bằng khoảng 50% tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trong giai đoạn 2011 - 2020. Đây là một nhóm giải pháp có tính khả thi cao mà tỉnh Thái Nguyên cần khẩn trương nghiên cứu áp dụng.
3.2.8. Quản lý chặt chẽ diện tích đất đã GPMB và hành lang an toàn
giao thông
Việc quản lý chặt chẽ diện tích đất đã GPMB và hành lang an toàn giao thông sẽ hạn chế việc lấn chiếm đất công, việc xây dựng các công trình, vật kiến trúc trái phép trong phạm vi đất dành cho công trình giao thông, tránh lãng phí NSNN trong công tác bồi thường GPMB khi đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông, lãng phí nguồn lực xã hội khi các công trình, vật kiến trúc xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng trái phép phải di dời, phá dỡ. Việc quản lý chặt chẽ diện tích đất đã GPMB và hành lang an toàn giao thông cũng sẽ làm giảm bớt những tranh chấp giữa các bên liên quan trong quá trình GPMB, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa dự án vào khai thác, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Để làm được việc này, cần phải thực hiện một số nội dung sau:
- Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý đất đai, các địa phương cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng, chấm dứt việc đẩy hết trách nhiệm quản lý cho ngành Giao thông vận tải. Ban hành quy định bắt buộc các Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình giao thông phải hoàn thiện hồ sơ hoàn công GPMB cũng như cắm đủ mốc GPMB, phản ánh
đầy đủ phạm vi đã GPMB ngoài thực địa để bàn giao cho Chính quyền địa phương quản lý như quy định quản lý mốc lộ giới hiện nay.
- Kiên quyết xử lý triệt để các hành vi vi phạm đất của công trình giao