4. Kết cấu của đề tài
2.3.2.1. Lập kế hoạch và phân bổ vốn
Lập kế hoạch và phân bổ vốn hợp lý có ý nghĩa quyết định đến tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả quản lý vốn đầu tư. Việc đánh giá phân bổ vốn ở mỗi địa phương là rất khó khăn và không đầy đủ, bởi lẽ cho đến nay Nhà nước cũng mới chỉ có những quy định chung chung về nguyên tắc phân bổ, trong đó ưu tiên vốn cho các dự án đã hoàn thành và quyết toán, các dự án dở dang sau đó đến các dự án nằm trong kế hoạch và đã được phê duyệt dự án trước 31/10 năm trước năm kế hoạch. Phân bổ mức vốn bao nhiêu cho từng dự án là việc rất khó khăn, đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn hạn chế, hầu hết các dự án đều không được ghi đủ vốn. Để đánh giá một cách chính xác việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cho các dự án có thực sự hợp lý, hiệu quả hay không không phải dễ dàng.
Đối với vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thông thường có từ các nguồn:
- Vốn Trái phiếu Chính phủ; Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương. Các khoản vốn này thường được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở đề xuất của các địa phương và khả năng cân đối của ngân sách Trung ương để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao địa phương thực hiện; Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng không đủ nguồn hoặc cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhanh trong một thời gian nhất định.
- Vốn ngân sách địa phương tự cân đối; Vốn thu từ cấp quyền sử dụng đất; Vốn từ nguồn vượt thu của ngân sách địa phương được để lại địa phương theo quy định.
- Vốn do Bộ Giao thông vận tải quản lý có nguồn gốc từ ngân sách Trung ương, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn vay ODA của Chính phủ. Các khoản vốn này thường được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ quyết định phân bổ cho các Bộ, ngành quản lý trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành và khả năng cân đối của ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các Bộ, ngành thực hiện. Một phần nguồn vốn này được Bộ Giao thông vận tải giao lại cho Sở Giao thông vận tải quản lý để thực hiện các dự án tại địa phương do Sở làm Chủ đầu tư theo ủy quyền của Bộ Giao thông vận tải.
Vào khoảng tháng 8 hàng năm là thời điểm bắt đầu xây dựng kế hoạch năm sau. Sở Giao thông vận tải căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành để
lập kế hoạch xây dựng cơ bản năm sau trình cấp có thẩm quyền quyết định, cụ thể như sau: Trình Bộ Giao thông vận tải tập hợp, thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ bố trí vốn đối với các dự án đầu tư trên các tuyến Quốc lộ do Sở làm Chủ đầu tư; Gửi Sở Kế hoạch đầu tư tổng hợp, trình UBND tỉnh bố trí vốn đối với các dự án đầu tư trên mạng lưới đường địa phương do Sở làm Chủ đầu tư. Bên cạnh đó, UBND cấp huyện cũng xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản của địa phương, trong đó có các dự án giao thông trên các tuyến đường do địa phương làm Chủ đầu tư gửi Sở Kế hoạch đầu tư tổng hợp, trình UBND tỉnh bố trí vốn. Nội dung kế hoạch vốn bao gồm danh mục các công trình, dự án và nguồn vốn, mức vốn đề xuất bố trí cho các danh mục đó trong năm kế hoạch.
Những năm gần đây, do sự quản lý ngày một chặt chẽ hơn của các cấp, các ngành nên công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư xây dựng đã có nhiều tiến bộ. Những dự án không có trong quy hoạch, những dự án chưa cấp bách được dừng lại để ưu tiên cho các dự án có trong quy hoạch và cấp bách hơn. Thủ tục lập kế hoạch, phân bổ vốn cho các dự án đã đơn giản, rút gọn hơn trước, đặc biệt là sau khi có sự phối hợp, thống nhất ý kiến giữa hai Sở Tài chính và Kế hoạch đầu tư, phần nào hạn chế được tình trạng đầu tư dàn trải, tình trạng phê duyệt dự án tràn lan trong khi không bố trí đủ vốn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư xây dựng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Cơ chế phân bổ vốn đầu tư xây dựng chủ yếu là ngắn hạn, kế hoạch vốn bố trí theo từng năm, trong khi đó có những dự án từ lúc chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành có thể kéo dài vài năm. Số dự án, công trình sử dụng vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng lên qua các năm, mà tốc độ tăng này thường lớn hơn tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư xây dựng dẫn đến nhiều công trình bị kéo dài thời gian thực hiện do thiếu vốn.
Bảng 2.3. Danh mục một số dự án giao thông có thời gian thi công bị kéo dài do chậm GPMB và thiếu vốn
TT Danh mục dự án Kế hoạch
thực hiện
Thực tế thực hiện
Tổng MĐT
(triệu đồng) Chủ quản đầu tƣ
1 Đường CMT8, thành phố
Thái Nguyên 1999-2001 1999-2006 69.480 UBND tỉnh 2 Quốc lộ 3 đoạn tránh thành
phố Thái Nguyên 2004-2006 2004-2008 665.000 Bộ GTVT 3 Cầu Quán Triều (Cao Ngạn) 2003-2006 2003-2007 81.298 UBND tỉnh 4 Cầu Suối Long 2004-2006 2004-2008 8.468 UBND tỉnh 5 Cầu Mỏ Bạch 2004-2006 2004-2008 9.054 UBND tỉnh
6 Đường vào khu ATK xã Tiên
Phong, Phổ Yên 2007-2009 2007-2011 11.908 UBND tỉnh 7 Đường Trung Thành - Tân
Phú, Phổ Yên 2007-2009 2007-2011 5.400 UBND tỉnh 8 Đường Quang Trung, thành
phố Thái Nguyên 2009-2010 2009-2013 106.000 Bộ GTVT 9 Đường vào khu xử lý rác thải
thị trấn Hương Sơn 2008-2009 2008-2011 3.469 UBND tỉnh 10 Đường Quán Vuông - ATK
Phú Đình 2009-2010 2009-2011 74.289 UBND tỉnh 11 Cầu Phú Minh ĐT264 2009-2010 2009-2011 8.061 UBND tỉnh 12 Cầu Linh Nham ĐT269 2010-2010 2010-2011 11.452 UBND tỉnh 13 Mở rộng mặt đường Khu vực
cầu Đa Phúc 2010-2011 2010-2012 19.243 UBND tỉnh 14 Đường ĐT263 2007-2008 2007-2013 7.955 UBND tỉnh 15 Đường ĐT264 2009-2010 2009-2013 160.000 UBND tỉnh 16 Đường ĐT268 2007-2009 2007-2012 181.253 UBND tỉnh 17 Đường Đán - Dốc Lim 2011-2011 2011-2012 108.700 UBND tỉnh
(Nguồn: Tổng hợp theo số liệu quản lý của Sở GTVT và báo cáo của các huyện, thành, thị các năm 2006 - 2011).