Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 27)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Tác động tích cực

1.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn

Quá trình ĐTH gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, thay vào đó là các chính

sách về đất đai ưu tiên cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Do đó đã dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, không còn phương tiện để sản xuất, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ hình thành trong quá trình ĐTH đã thu hút lao động làm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đây chính là chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp và là tiền đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng hiện đại, thu nhập người lao động tăng lên. Tuy nhiên tính bền vững của cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn yếu do lực lượng sản xuất chưa phát triển phù hợp với phương thức sản xuất.

1.3.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn

Quá trình ĐTH là quá trình hình thành nhanh chóng kết cấu hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chợ, hệ thống giao thông,… được hoàn thiện từng bước trong các khu dân cư. Trong những năm qua cơ sở hạ tầng nông thôn không ngừng được cải thiện. Theo số liệu thống kê, năm 2006 số xã có điện là 98,9%, số thôn có điện là 92,4%, số hộ có sử dụng điện là 94,2% thì đến năm 2013 còn số này tương ứng là 99,8%, 95,5% và 97,3%.

Giao thông nông thôn có nhiều khởi sắc cả về số lượng và chất lượng ở đường xã, đường liên thôn và đường nội đồng. Theo số liệu thống kê, năm 2006 cả nước có 8.783 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã (chiếm 96,9%), kết quả này năm 2013 là 9.051 xã (chiếm tỷ lệ 98,3%). Tỷ lệ xã có đường đến UBND xã được nhựa, bê tông hoá tăng nhanh trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê cho thấy đến năm 2013, số xã có đường ô tô đến UBND xã được nhựa hoặc bê tông hoá tăng 1.572 xã (+24,7%) so với năm 2006; chiếm 87,4% tổng số xã.

1.3.1.3. Tạo việc làm cho người lao động

- ĐTH tạo nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiêp, xây dựng, thương mại và dịch vụ.

- ĐTH làm tăng chỗ việc làm trong khu vực kinh tế không chính thức. - ĐTH mở rộng khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm của người lao động.

- ĐTH là tăng chỗ việc làm tạm do quy hoạch mở rộng không gian đô thị, cải tạo, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)