Đặc điểm lao động thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 66)

5. Bố cục của luận văn

3.1.4.Đặc điểm lao động thành phố Việt Trì

3.1.4.1. Về số lượng lao động

Thành phố Việt Trì có dân số đông, kinh tế phát triển, là nơi tập trung và thu hút nhiều lao động nhất của tỉnh. Quy mô lực lượng lao động Thành phố tăng lên hàng năm. Nếu năm 2006 lực lượng lao động là 91.800 người, chiếm tỷ lệ 11,48% lực lượng lao động toàn tỉnh thì đến năm 2013 là 105.400 người, chiếm tỷ lệ 12,19%. Bình quân cả giai đoạn 2006 - 2013 lực lượng lao động tăng lên 1.700 người/năm. Trong đó: lao động khu vực thành thị 50.127 người, chiếm tỷ lệ 47,5%; lao động khu vực nông thôn 55.183 người, chiếm tỷ lệ 52,5%. Xu hướng ở những nơi kinh tế phát triển thì tỷ lệ lao động nam thường cao hơn tỷ lệ lao động nữ. Nguyên nhân do lao động nam có thể làm việc xa nhà, trong khi lao động nữ lại có xu hướng lao động gần nhà nhằm mục đích chăm sóc gia đình và còn cái. Ở thành phố Việt Trì cũng vậy, năm 2013 lao động nam 54.409 người, chiếm tỷ lệ 51,6%; lao động nữ 50.991 người, chiếm tỷ lệ 48,4%.

Bảng 3.7: Số lao động của thành phố Việt Trì

ĐVT: Người

Năm

Lao động 2006 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số lao động 91.800 95.500 97.700 102.000 103.100 105.400

Lao động theo khu vực:

- Thành thị 43.242 45.367 46.461 48.536 49.101 50.127 - Nông thôn 48.558 50.133 51.239 53.464 53.999 55.183

Lao động theo giới tính:

- Nam 47.838 49.680 50.805 52.858 53.428 54.409 - Nữ 43.962 45.820 46.895 49.142 49.672 50.991

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Trì

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là một trong những số đo chung nhất về mức độ tham gia lực lượng lao động của dân số. Tỷ lệ này được định nghĩa là số phần trăm những người thuộc lực lượng lao động chiếm trong dân số từ 15 tuổi trở lên.

Bảng 3.8: Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động của thành phố Việt Trì

ĐVT:%

Năm

Chỉ tiêu 2006 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số lao động 69,0 69,1 69,2 70,0 70,3 70,5

Tỷ lệ lao động phân theo khu vực:

- Thành thị 62,2 62,3 62,4 62,6 62,9 63,1 - Nông thôn 78,3 78,4 78,4 78,7 79,0 79,2

Tỷ lệ lao động phân theo giới tính:

- Nam 72,1 72,3 71,8 73,1 73,2 73,2 - Nữ 64,6 64,7 64,7 65,2 65,8 66,1

3.1.4.2. Về chất lượng lao động

Thành phố Việt Trì là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất, kinh doanh nhất của tỉnh. Chính vì vậy, lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề chiếm một tỷ trọng khá lớn. Chất lượng của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển KT-XH, đến khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chất lượng lao động quyết định năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm cũng như đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Chất lượng nguồn lao động được hình thành thông qua nhiều tiêu chí trong đó có hai tiêu chí thường được sử dụng đó là trình độ học vấn phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Trình độ học vấn phổ thông thể hiện thông qua các con số sau: số người không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học; số người tốt nghiệp tiểu học; số người tốt nghiệp trung học cơ sở; số người tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật: tính đến ngày 31/12/2013, lực lượng lao động của thành phố Việt Trì có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp, học nghề trở lên là 44.516 người, chiếm tỷ lệ 42,24% lực lượng lao động Thành phố, tăng so với năm 2006 là 6.794 người, bình quân mỗi năm tăng 849 người. Theo xu hướng hiện nay, cầu về lao động có nghề tăng khá cao. Trong những năm qua việc đào tạo quá nhiều ở các hình thức đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong khi đào tạo trong các trường nghề chưa được quan tâm phù hợp. Hiện nay, nhu cầu về lao động có nghề cao trong khi xã hội đang xảy ra hiện tượng “thừa thầy”, “thiếu thợ”. So với năm 2006 trình độ chuyên môn của người lao động tăng ở tất cả các trình độ, trong đó: tăng cao nhất là lao động ở trình độ cao đẳng nghề tăng 24,3%, trung cấp nghề tăng 23,1%, tiếp đến là trung cấp chuyên nghiệp tăng 22,9%, cao đẳng tăng 22,3%, đại học tăng 19,8%, sơ cấp nghề tăng 15,2% và thấp nhất là trên đại học tăng 10,8%. Trình độ chuyên môn của lao động có nghề tăng cao phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện nay.

Bảng 3.9: Lao động phân theo trình độ chuyên môn của thành phố Việt Trì ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2006 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động 91.800 95.500 97.700 102.000 103.100 105.400 Chia ra:

Chưa đào tạo CMKT 54.077 54.836 55.988 59.258 59.252 60.884 Sơ cấp nghề 6.644 7.239 7.456 7.665 7.887 7.657 Trung cấp nghề 6.275 6.857 7.069 7.274 7.493 7.725 THCN 4.610 5.033 5.189 5.345 5.494 5.665 Cao đẳng nghề 696 764 788 814 838 865 Cao đẳng 2.025 2.206 2.272 2.338 2.404 2.476 Đại học 8.586 9.283 9.515 9.753 10.035 10.286 Trên ĐH 8.886 9.283 9.422 9.554 9.697 9.843 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

Bảng 3.10: Tỷ trọng lao động phân theo trình độ chuyên môn của Việt Trì

ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2006 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Chia ra:

Chưa đào tạo CMKT 58,91 58,49 57,83 57,42 57,31 58,10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ cấp nghề 7,24 7,33 7,48 7,58 7,63 7,51 Trung cấp nghề 6,84 6,92 7,08 7,18 7,24 7,13 Trung học CN 5,02 5,08 5,19 5,27 5,31 5,24 Cao đẳng nghề 0,76 0,77 0,79 0,80 0,81 0,80 Cao đẳng 2,21 2,24 2,28 2,31 2,33 2,29 Đại học 9,35 9,48 9,63 9,72 9,74 9,56 Trên đại học 9,68 9,70 9,73 9,72 9,64 9,37 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

3.1.4.3. Thái độ, tác phong của lao động

Nước ta do một thời gian tương đối dài duy trì cơ chế kế hoạch hoá tập trung, người lao động làm việc theo kế hoạch đã dẫn đến thái độ, tác phong làm việc mang nặng tính tiểu nông, thiếu năng động, thiếu tính sáng tạo, thiếu tinh thần đoàn kết, khó thích nghi với yêu cầu CNH, HĐH. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, người lao động đã hình thành được tác phong làm việc nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, người lao động vẫn mang tác phong làm việc trong nông nghiệp. Người lao động khu vực nông thôn thành phố Việt Trì cũng có các đặc điểm đó. Chính vì vậy, tại những vùng ĐTH, khi Nhà nước thu hồi đất, thời gian đầu số lượng lao động bị thu hồi đất vào làm việc trong các khu, cụm công nghiệp. Khi vào làm việc tại đây, phải sau một thời gian những người lao động này mới thích nghi được tác phong lao động công nghiệp. Tuy nhiên, còn hiện tượng một lượng nhỏ lao động nông nghiệp không thích nghi được đã tự bỏ việc, thậm chí bị sa thải.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 66)