Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết việc làm cho lao động

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 79)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3.Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết việc làm cho lao động

quá trình đô thị hoá của thành phố Việt Trì trong những năm gần đây

Thực hiện quyết định số 33/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015 và quyết định số 101/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010; thực hiện Chương trình số 2287/CTr-UBND ngày 18/11/2005 của UBND tỉnh Phú Thọ về Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2006- 2010 tỉnh Phú Thọ; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Kế hoạch số 4843/KH-UBND ngày 28/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch đào tạo nghề tỉnh phú Thọ giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 1609/KH-UBND ngày 21/5/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành uỷ Việt Trì về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đến năm 2020; Kế hoạch số 1610/KH-UBND ngày 21/8/2012 của UBND thành phố về kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:

3.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển sản xuất hàng hoá

- Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá. Đã triển khai đồng bộ các biện pháp phục vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, thủy sản, ưu tiên hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, thủy lợi,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; triển khai các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp trong sản xuất rau, quả an toàn. Đồng thời chú trọng công tác chuyển đổi nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Thành phố có 3 làng nghề thì trong đó có 2 làng nghề liên quan đến hoạt động nông nghiệp, đó là làng nghề hoa đào xã Thanh Đình, làng nghề rau an toàn xã Tân Đức. Trong những năm qua, Thành phố đã chú trọng công tác chuyển đổi nghề trong nông nghiệp - nông thôn, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống.

- Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Thành phố đã xác định, phát triển sản xuất công nghiệp là yếu tố cơ bản để giải quyết việc làm cho người lao động. Do vậy, chính quyền Thành phố tiếp tục khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất; tranh thủ vốn đầu tư của các bộ, ngành Trung ương, địa phương nhất là nguồn vốn khuyến công để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, ưu tiên phát triển sản xuất những ngành hàng có lợi thế như: dệt may, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, cơ khí, vật liệu xây dựng,... Về phía các doanh nghiệp, tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp quản lý linh hoạt để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng cường tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chú trọng khai thác các thị trường truyền thống bằng chất lượng, giá thành sản phẩm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh - sạch, thân thiện với môi trường.

- Phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ: Thực hiện khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ nhằm thu hút lao động trên địa bàn và những vùng lân cận Thành phố. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ đặc biệt là hoạt động của các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch (hoạt động lưu trú, ăn uống, dịch vụ khác), mạng lưới phân phối bán lẻ của các doanh nghiệp trên địa bàn

như: Chi nhánh BigC Việt Trì, Công ty Thái Hưng, Công ty Việt Lâm,… Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, quan tâm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm giúp các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường, tạo đầu ra cho sản xuất, từ đó duy trì và phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và tăng thêm thu nhập.

3.2.3.2. Thực hiện đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Uỷ ban nhân dân Thành phố đã đề ra mục tiêu cụ thể và đang thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn như sau: đào tạo nghề cho 1.500 người bình quân mỗi năm. Trong đó bình quân mỗi năm: đào tạo nghề dài hạn cho 450 người; đào tạo nghề ngắn hạn cho 800 người; truyền nghề, tập huấn cho 250 người.

Tăng cường đầu tư về nguồn lực cho công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Kinh phí dự kiến cho đào tạo nghề, giải quyết việc làm mới, chuyển đổi ngành nghề và ổn định sản xuất hiện có cho mỗi năm là 4,5 tỷ đồng, trong đó chia ra: từ ngân sách nhà nước 2 tỷ đồng; từ dự án giải quyết việc làm 2 tỷ đồng; từ người lao động 0,5 tỷ đồng.

Đẩy mạnh xã hội hoá về đào tạo nguồn nhân lực: Thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và tư nhân đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn. Tăng cường công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề cho lao động nhằm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, trong đó chú ý tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể lựa chọn được hình thức học, nghề học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế và nhu cầu lao động ở địa phương.

Dạy nghề cho lao động nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức: dạy nghề tại cơ sở dạy nghề; dạy nghề lưu động tại phường, xã; dạy nghề tại

các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ; dạy nghề gắn với vùng chuyên canh, làng nghề, dạy nghề xuất khẩu lao động,… Qua đó, người lao động sau khi được đào tạo nghề có thể tự kiếm sống bằng nghề đã được học.

3.2.3.3. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Xuất phát từ tình hình thực tế ở thành phố Việt Trì đó là số lao động có nhu cầu giải quyết việc làm (GQVL), XKLĐ hàng năm rất lớn. Thực hiện các kế hoạch XKLĐ của UBND tỉnh, Thành phố đã xác định XKLĐ là một trong những hướng quan trọng thực hiện chương trình GQVL, tăng thu nhập có hiệu quả cao nhất đối với người lao động. UBND Thành phố đã thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo XKLĐ, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Chỉ đạo UBND các phường, xã thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch XKLĐ của đơn vị. Hàng năm, Ban chỉ đạo Thành phố đều tổ chức tập huấn về công tác XKLĐ nói riêng (GQVL nói chung) cho Chủ tịch UBND và cán bộ trực tiếp làm công tác XKLĐ của phường, xã. Chỉ đạo Đài phát thanh, truyền hình thành phố và các phường, xã thường xuyên đưa thông tin về nhu cầu, điều kiện, kết quả XKLĐ.

Số doanh nghiệp được cấp phép (giới thiệu) tuyển dụng người đi XKLĐ trên địa bàn thành phố và hoạt động có hiệu quả là 8 đơn vị: 3 tại Phú Thọ, 5 ở Hà Nội. Trong các năm 2006-2013, Ban chỉ đạo giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động thành phố đã phối hợp với các đơn vị như: Công ty ARISERCO (Dịch vụ Hàng không), Công ty CP tiến bộ quốc tế (AIC) - Bộ Giao thông vận tải, Trung tâm dịch vụ việc làm Sở lao động, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu, thương mại và du lịch (TTLC), Công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconex,... để tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tư vấn, đăng ký tuyển chọn trực tiếp giữa người lao động với đại diện các doanh nghiệp tại các phường, xã. Sau khi người lao động được sơ tuyển, Ban chỉ đạo Thành phố phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, giáo dục định hướng, đào tạo ngoại ngữ cho người lao động.

Duy trì và thực hiện có hiệu quả việc phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vay vốn cho người đi XKLĐ; phối hợp với các ngành Công an, Y tế, các doanh nghiệp XKLĐ để giúp người lao động giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính về hồ sơ, hộ chiếu, khám sức khoẻ,... đảm bảo kịp thời, chính xác cho người đi XKLĐ. Chủ động hướng dẫn, giải đáp về chế độ khuyến khích cho người đi XKLĐ của Tỉnh, Thành phố trong việc hỗ trợ tiền giáo dục định hướng và lãi suất tiền vay năm đầu cho người đi XKLĐ thuộc diện gia đình chính sách.

3.3. Đánh giá những mặt đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân trong giải quyết việc làm cho lao động thành phố Việt Trì trong quá trình đô thị hoá hiện nay

3.3.1. Những kết quả đạt được

* Về công tác phát triển sản xuất:

- Trong Nông nghiệp: Thành phố đã xác định Nông nghiệp, thủy sản là lĩnh vực quan trọng để phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định đời sống cho người lao động. Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Việt Trì có trên 6.200 hộ sản xuất nông nghiệp, 2 trang trại thuỷ sản đã thu hút trên 17.500 lao động tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tổng diện tích lúa gieo cấy trên 2.400 ha, năng suất bình quân trên 55 tạ/ha. Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp đạt 304 tỷ đồng; Lâm nghiệp đạt 5,0 tỷ đồng; giá trị Thủy sản đạt 57,5 tỷ đồng. Trong 8 năm (2006-2013) Thành phố triển khai 540 dự án lớn nhỏ với tổng diện tích đất thu hồi gần 877,51 ha liên quan đến 25.130 hộ dân, trong đó thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp liên quan đến 21.712 hộ dân. Số lao động được hỗ trợ đào tạo nghề là 2.571 người; kinh phí hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi nghề trên 2 tỷ đồng. Các nghề đã được đào tạo trong lĩnh vực này bao gồm: nghề chăn nuôi thú y, kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật,... Trong 8 năm 2006-2013 đã tiến hành 504 lượt hội thảo đầu

bờ, chuyển giao kỹ thuật cho hơn 15.000 lượt người lao động; mở được 198 lớp tập huấn kỹ thuật cho gần 9.000 lượt người lao động. Cũng qua 8 năm đã chuyển đổi hơn 90 ha đất trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo 17,8 ha vườn tạp, diện tích trồng hoa tăng 2,5 ha, có 62 hộ nông dân chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 152 hộ chuyển sang kinh doanh dịch vụ. Qua uỷ thác vốn vay GQVL, vốn từ các quỹ hội phí và từ nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội, tổng vốn vay trong 8 năm mỗi năm trên 4 tỷ đồng tạo việc làm mới cho hơn 4.500 lao động và góp phần ổn định sản xuất cho nông dân trong Thành phố.

- Trong Công nghiệp: hiện nay trên địa bàn Thành phố có gần 3.500 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) (có trên 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có trên 90% doanh nghiệp ngoài nhà nước, khối kinh tế Nhà nước có 14 đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 31 đơn vị), 3 làng nghề truyền thống. Tính đến thời điểm cuối năm 2013 có 44.813 lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. So với năm 2006 ngành công nghiệp đã thu hút và giải quyết việc làm cho trên 21.000 lao động. Ngành công nghiệp của Thành phố tiếp tục tăng trưởng khá. Các doanh nghiệp chủ động đầu tư củng cố mở rộng sản xuất, đã tạo thuận lợi, ổn định việc làm cho người lao động và tạo thêm nhiều chỗ làm mới. Một số doanh nghiệp đã chú trọng ưu tiên tuyển chọn lao động mới có hộ khẩu tại Thành phố vào làm việc như: Công ty may và xuất khẩu lao động Phú Thọ, Công ty may Sông Hồng, Công ty cổ phần may Vĩnh Phú, Công ty TNHH Dệt Phú Thọ, Công ty LILAMA 3, Công ty xây lắp điện nước Hải Hà,... Với chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế với quy mô vừa và nhỏ, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển.

- Trong hoạt động Thương mại, dịch vụ: Mạng lưới thương mại - dịch vụ đang được thành phố quan tâm đầu tư và từng bước được hoàn thiện. Hệ

thống chợ được mở rộng, 4 chợ lớn của Thành phố đã được củng cố về mặt tổ chức quản lý đi vào hoạt động có hiệu quả hơn. Các xã, phường đều có chợ hoặc chợ tạm đã tạo được thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hệ thống khách sạn nhà hàng được phát triển, củng cố nâng cao chất lượng phục vụ đã thu hút thêm nhiều lao động mới. Đến nay trên địa bàn Thành phố có 543 khách sạn, nhà hàng hoạt động thường xuyên với gần 4.000 lao động có việc làm ổn định. Hiện nay trên địa bàn thành phố Việt Trì có 8.811 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể đang hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ với 13.569 lao động, so với năm 2006 số lượng cơ sở tăng 3.058 đơn vị, số lao động tăng 9.946 lao động.

* Về công tác xuất khẩu lao động

Lãnh đạo thành phố, trực tiếp là Ban chỉ đạo XKLĐ đã có sự chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp đồng bộ với các ngành của Tỉnh, các doanh nghiệp XKLĐ và các đoàn thể Thành phố làm tốt công tác tuyên truyền vận động, giải quyết những vướng mắc để người lao động có nhu cầu, có điều kiện được XKLĐ, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro cho người lao động. Do vậy số lao động ở Thành phố đã và đang làm việc ở nước ngoài tương đối nhiều, đã giải quyết được một phần nào nhu cầu bức xúc về việc làm trên địa bàn. Sau khi hoàn thành hợp đồng lao động về nước, trình độ ngoại ngữ, tay nghề, tác phong lao động, vốn,... của người lao động được nâng lên, người lao động có thể tuyển vào làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tiếp tục đăng ký đi XKLĐ lần 2 hoặc mở các ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại quê hương.

Kết quả lao động đi xuất khẩu đạt bình quân: 410 người/năm, trong đó lao động xuất khẩu qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ 65%, chủ yếu với các thị trường như: Đài Loan, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc,... đem lại rất nhiều chuyển biến tích cực về đời sống cho nhân dân góp phần rất lớn vào công tác giảm nghèo của Thành phố. Tình hình đời sống, thu nhập của người lao động Việt Trì sang các nước có thu nhập tương đối khá, cuộc sống ổn định. Mức thu nhập bình quân từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng.

* Về công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với nghề nông nghiệp, hầu hết những học viên theo học đều có được việc làm, sử dụng hiệu quả thời gian nông nhàn, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, phát triển kinh tế gia đình. Đối với các nghề khác, tỷ lệ học viên sau khi học nghề tìm hoặc tự tạo được việc làm tương đối khá. Trong thời gian 8 năm số lượng người được đào tạo nghề thông qua các chương trình của Thành phố, của tỉnh đạt trên 4.200 người, số người được tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trên 24.000 người. Qua 8 năm thực hiện đào tạo nghề, giải quyết việc làm và XKLĐ bước đầu đã đạt kết quả đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 79)