5. Bố cục của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố, việc làm của người lao động trong quá trình ĐTH ở Thành phố.
Nguồn dữ liệu thống kê, cũng như việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó là những thông tin cơ sở quan trọng cho đề tài này.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu (thể hiện qua số tuyệt đối hoặc số tương đối), các hiện tượng đã được lượng hoá có cùng một nội dung, phạm vi tính toán, tính chất tương tự nhau.
- Phương pháp so sánh gồm các dạng: so sánh với các nhiệm vụ kế hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tượng tương tự nhau; so sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình;...
Trên cơ sở phân tổ thống kê và các kết quả đã được tổng hợp, phương pháp so sánh được dùng để so sánh những chỉ tiêu liên quan đến nội dung vấn đề nghiên cứu qua thời gian hoặc so sánh giữa địa bàn nghiên cứu với tổng thể. Từ đó, biết được sự khác biệt về tình hình việc làm của người lao động
trong quá trình ĐTH trên địa bàn Thành phố ở những mốc thời gian khác nhau, điều kiện KT,XH khác nhau.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian
Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian mà đề tài đã sử dụng nhằm nghiên cứu mức độ biến động và quy luật phát triển của các hiện tượng kinh tế, xã hội qua thời gian. Dãy số thời gian là các chỉ tiêu thống kê nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Trên cơ sở các dãy số theo thời gian của các chỉ tiêu có liên quan đến đề tài có thể đánh giá, dự báo một cách tương đối sát với thực tế về tình hình việc làm, ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến việc làm của người lao động trong giai đoạn tới.
Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian của các chỉ tiêu được đánh giá qua:
- Lượng tăng (giảm): Tuyệt đối, liên hoàn, định gốc, bình quân;
- Tốc độ phát triển hay chỉ số phát triển: định gốc, liên hoàn, bình quân.
2.2.3.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Luận văn sẽ nghiên cứu tổng thể các nội dung về lao động và việc làm từ cách tiếp cận hệ thống nhằm đảm bảo việc nghiên cứu đi đúng hướng và bao quát các vấn đề cần nghiên cứu.
2.2.3.5. Phương pháp dự báo thống kê
Dự báo thống kê là việc ước lượng các mức độ, mối quan hệ và xu thế phát triển tiếp theo của hiện tượng kinh tế, xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, nối tiếp với hiện tại trên cơ sở sử dụng những thông tin thống kê, phân tích các mối quan hệ tương tác và áp dụng các phương pháp thích hợp.
Thông tin sử dụng trong dự báo thống kê thường là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng và các yếu tố tác động ở thời gian đã qua.
Dự báo thống kê được sử dụng trong đề tài tiến hành bằng phương pháp tính tốc độ phát triển bình quân:
Yn+h = Yn(t)h Yn: Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian. Yn+h: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian. t: Tốc độ phát triển bình quân.
h: Tầm xa của dự báo.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về việc làm cho ngƣời lao động
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ đô thị hoá ở thành phố
+ Cơ cấu kinh tế của thành phố qua các năm + Cơ cấu lao động của thành phố qua các năm + Diện tích đất nông nghiệp thu hồi qua các năm
+ Diện tích đất tự nhiên phân theo khu vực thành thị, nông thôn.
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh về giải quyết việc làm, chất lượng việc làm
+ Số lao động, tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm.
+ Số lao động không có việc làm, tỷ lệ lao động không có việc làm qua các năm.
+ Số lao động, tỷ lệ lao động làm việc trong các nhóm ngành kinh tế. + Số lao động được giải quyết việc làm mới.
+ Thu nhập bình quân lao động qua các năm. + Số lao động được đào tạo nghề qua các năm.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Những nhân tố tác động đến việc làm trong quá trình đô thị hoá tại thành phố Việt Trì thành phố Việt Trì
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý và tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Việt Trì là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng, là nơi có bề dày truyền thống lịch sử và văn hiến, là thành phố công nghiệp, là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Thành phố Việt Trì được thành lập vào ngày 4 tháng 6 năm 1962 và được biết đến là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ,... và còn được gọi là thành phố ngã ba sông - nơi hợp lưu của ba dòng sông (sông Hồng, sông Lô, sông Đà). Hiện nay Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía Bắc.
Thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, phía bờ tả ngạn sông Hồng, nằm cách trung tâ
.
Thành phố Việt Trì với 23 đơn vị hành chính, trong đó có 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị (04 xã miền núi thuộc khu vực I).
Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, có đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc cả về đường bộ, đường thủy và
đường sắt đã giúp ích rất nhiều cho phát triển sản xuất kinh doanh, giao thương luân chuyển hàng hóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như của tỉnh. Việt Trì có lợi thế so sánh hơn các huyện, thị khác trong tỉnh, do vậy quá trình ĐTH ở Việt Trì diễn ra mạnh mẽ hơn các địa phương khác trong tỉnh.
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết
Việt Trì nằm ở vùng trung du khí hậu thời tiết mang sắc thái của vùng khí hậu trung du miền núi phía Bắc, có mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng từ 1.138,3 mm đến 1.922,9 mm, nhưng phân bố không đều trong năm, mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng trên 80% tổng lượng mưa hàng năm. Nhiệt độ trung bình 23,40C, độ ẩm trung bình qua các năm dao động từ 80 - 82%. Tổng số giờ nắng trong các năm dao động từ 1.123,6 đến 1.527,3 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 7, tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 2, là điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và các dịch vụ khác.
3.1.1.3. Địa hình và nguồn nước
Thành phố Việt Trì có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc từ Bắc xuống Nam thông qua dòng chảy đổ về từ sông Hồng và sông Lô, thành phố nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có nguồn cát, sỏi sông Lô hiện nay đã khai thác cạn kiệt, ngoài ra chỉ còn tài nguyên đất và tài nguyên nước ngầm và nước mặt của hệ thống sông Hồng và các hồ trong Thành phố.
Với hệ thống sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua thành phố, lưu lượng nước hàng năm rất lớn. Sông Hồng có mực nước cao nhất trong mùa lũ hàng năm dao động từ 10,2 đến 14,9 m, trong mùa cạn mực nước rút xuống còn 4,1 đến 5,5 m, Sông Lô có mực nước cao nhất trong mùa lũ hàng năm dao động từ 11,8 đến 18,2 m, trong mùa cạn mực nước rút xuống còn 5,0 đến 10,0 m. Với hệ thống sông này và nguồn nước từ các hồ đập trong thành phố sẽ là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá khi biết khai thác và sử dụng có hiệu quả phục vụ đời sống sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của người dân Thành phố.
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Kể từ ngày thành lập đến nay, sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, kinh tế - xã hội của Thành phố liên tục phát triển, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được tăng cường và củng cố, quốc phòng an ninh được giữ vững. Thành phố Việt Trì được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau 9 năm được công nhận là đô thị loại 2, Thành phố đã thực sự chuyển mình, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực và đến nay đã hội tụ đầy đủ các điều kiện và đã được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc Tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây, thành phố Việt Trì luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2013 đạt 8,73%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ; quan hệ sản xuất được củng cố, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) bình quân đầu người năm 2013 đạt 48,57 triệu đồng/người, GRDP bình quân đầu người giai đoạn 2006-2013 tăng bình quân 17,11%/năm. Tính đến 31/12/2013, trên địa bàn Thành phố đã có 1.349 doanh nghiệp các loại đang hoạt động, 10.090 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Các dự án tôn tạo thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng được tập trung đầu tư phát triển, đã tạo điểm nhấn quan trọng, thúc đẩy việc triển khai các dự án du lịch, dịch vụ khác trên địa bàn Thành phố, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng thành phố du lịch - lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Bảng 3.1: GRDP, GRDP bình quân đầu ngƣời thành phố Việt Trì giai đoạn 2006-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2009 2010 2011 2012 2013 GRDP 2.837.932 5.520.789 6.760.889 7.957.285 8.469.396 9.442.155 GRDP BQ đầu ngƣời 16,08 29,88 36,10 41,93 44,00 48,53
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013
Thành phố đã thực hiện có kết quả khâu đột phá là công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Thành phố đã tích cực huy động các nguồn lực cho đầu tư và phát triển; riêng năm 2013 đã huy động gần 4.150 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2013 đạt 16,31%/năm. Trong giai đoạn này, Thành phố đã triển khai đầu tư xây dựng 520 hạng mục, công trình các loại đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo đô thị của địa phương.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, đạt được kết quả toàn diện cả về quy mô, loại hình, chất lượng dạy và học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bổ sung chất lượng nguồn nhân lực cho Thành phố và các địa phương khác. Đến nay, Thành phố có 64/77 trường đạt chuẩn Quốc gia, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, 84% số phòng học được cao tầng hóa, cơ sở vật chất trường học được củng cố và tăng cường. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 2 trường Đại học (Đại học Hùng Vương và Đại học Công nghiệp Việt Trì) và 4 trường cao đẳng đang xây dựng đề án nâng cấp lên đại học.
Bên cạnh đó, Thành phố đã tổ chức triển khai tốt các nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao; trung bình hàng năm có trên 92% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, trên 67% khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá. Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa được chú trọng, góp phần
tích cực vào việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thời phục vụ có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tỉnh và Thành phố.
Công tác quản lý các hoạt động y tế được tăng cường, các đơn vị y tế cơ bản thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ. Hệ thống các bệnh viện, phòng khám và mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tiếp tục được đầu tư, xây dựng, các trang thiết bị y tế từng bước được hiện đại hoá, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Ban Thường vụ Thành uỷ đã ban hành Nghị quyết về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đến năm 2020. Thường xuyên chú ý thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho trên 3.400 người/năm. Xuất khẩu lao động đạt và vượt mức kế hoạch đã đề ra. Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân; tổ chức điều dưỡng tập trung, duyệt chi trả trợ cấp giáo dục cho con của người có công, hỗ trợ cấp bù học phí; trợ cấp cho thương bệnh binh và triển khai kế hoạch phòng chống tệ nạn mại dâm và cai nghiện ma tuý. Nhờ việc thực hiện tốt các chính sách xã hội, tính đến hết năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố còn 3,02%.
Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên được quan tâm, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng được giữ vững. Chất lượng hoạt động của HĐND, UBND từ thành phố đến các phường, xã được nâng lên. Vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân được tăng cường, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh tích cực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
3.1.3. Đô thị hoá ở thành phố Việt Trì qua những năm gần đây
3.1.3.1. Biến động đất đai
Trong giai đoạn 2006-2013, địa giới hành chính, dân số của thành phố Việt Trì có sự biến động. Nguyên nhân do thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính, chuyển đổi một số xã thành phường trên địa bàn Thành phố. Cụ thể như sau:
+ Thực hiện Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh để mở rộng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Điều chỉnh toàn bộ 702,96 ha diện tích tự nhiên và 4.182 nhân khẩu của xã Hy Cương; 931,40 ha diện tích tự nhiên và 5.338 nhân khẩu của xã Chu Hoá; 790,07 ha diện tích tự nhiên và 6.223 nhân khẩu của xã Thanh Đình thuộc huyện Lâm Thao về thành phố Việt Trì quản lý. Điều chỉnh toàn bộ 889,18 ha và 7.382 nhân khẩu của xã Kim Đức; 197,55 ha diện tích tự nhiên và 5.608 nhân khẩu của xã Hùng Lô thuộc huyện Phù