5. Bố cục của luận văn
1.4.3. Thị trường lao động
Chuyển đổi việc làm cho lao động mất việc làm do mất đất chịu sự tác động lớn của xu hướng phát triển thị trường lao động địa phương, vùng và liên vùng. Tại các vùng thị trường lao động phát triển mang tính thống nhất cao, ít bị phân mảng, có sự hoạt động mạnh của quan hệ cung - cầu lao động, môi trường thị trường lao động được thiết lập thuận lợi (hệ thống tư vấn, giới thiệu việc làm,… ) thì cơ hội việc làm của lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lớn hơn. Các mối liên hệ giữa thị trường lao động với khả năng chuyển đổi việc làm của lao động mất việc làm do mất đất thể hiện ở:
- Hoạt động của quy luật cung - cầu sức lao động là điều kiện cơ bản để lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng chuyên môn - kỹ thuật của mỗi người.
- Sự liên kết thị trường lao động các địa phương trong vùng thúc đẩy sự di chuyển sức lao động của các địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng đất dưới tác động của giá cả sức lao động.
- Thị trường lao động phát triển sẽ mở rộng được quy mô lao động làm công ăn lương, tạo sức thu hút lao động nông nghiệp của các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ).
- Cạnh tranh trên thị trường lao động có tác động kích thích lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất tích cực tham gia đào tạo, nâng cao kỹ năng, chuyển đổi nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và nâng cao thu nhập.
Như vậy, vai trò của thị trường lao động có tác động lớn đối với việc chuyển đổi nghề cho lao động mất việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do đó, thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động lành mạnh của thị trường lao động các địa phương, thị trường lao động vùng là nhân
tố quan trọng để hỗ trợ cho việc chuyển đổi việc làm cho lao động bị mất việc làm trong quá trình ĐTH.