5. Bố cục của luận văn
4.2.5. Giải pháp hỗ trợ nông dân vùng bị thu hồi đất chuyển đổi cơ cấu
tương lai; bổ sung quy định về phương thức chi trả tiền đền bù theo hướng tư vấn và hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù một cách hiệu quả; kinh phí hỗ trợ học nghề không nên giao cho hộ mà giao cho địa phương hoặc cơ quan chuyên môn giữ để tổ chức các lớp học nghề.
4.2.5. Giải pháp hỗ trợ nông dân vùng bị thu hồi đất chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp nghề nghiệp
Việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tạo việc làm cho nông dân vùng bị thu hồi đất là vấn đề mang tính KT-XH phức tạp. Để hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện chính sách thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt là những quy định liên quan đến việc làm của nông dân. Cụ thể là:
- Chính sách tài chính của Nhà nước về đền bù đất phải tạo điều kiện cho nông dân có cơ sở kinh tế mới, việc làm mới và thu nhập đảm bảo đời
sống bằng hoặc tốt hơn trước khi bị thu hồi đất. Điều đó có nghĩa là tiền đền bù đất phải tính đến các chi phí phát sinh để nông dân có thể chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp hoặc dịch vụ. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề được tính vào trong cơ cấu giá đến bù đất là 15.000đồng/m2
, kinh phí này quá thấp không đủ để học nghề. Vì vậy khi nông dân bị thu hồi đất nên được thương thảo về giá đất nông nghiệp bị thu hồi, đền bù theo giá thị trường. Trong thời gian tới cần nâng kinh phí hỗ trợ học nghề trong cơ cấu giá đền bù.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, tránh tình trạng phát triển tràn lan các khu công nghiệp ở những vùng đất nông nghiệp màu mỡ, gắn quy hoạch đất với phát triển ngành nghề hợp lý để Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân đều được hưởng lợi.
- Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng các tiến bộ khoa học mới tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại, đổi mới các loại hình hợp tác xã, doanh nghiệp nông thôn, tạo cơ hội để nông dân tiếp cận với nghề nghiệp mới.
Thứ hai, hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân vùng bị thu hồi đất trước, trong và sau quá trình đào tạo nghề.
- Trước quá trình đào tạo nghề: Nhà nước nên xây dựng chương trình hướng nghiệp dạy nghề gắn với nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và có phân tích dự báo nhu cầu về lao động có tay nghề từ mỗi ngành và địa phương. Chính quyền địa phương nên có những buổi truyền thông, giáo dục định hướng, tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân về tác động của việc thu hồi đất với việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp,
hỗ trợ các thông tin liên quan đến việc đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất. Tổ chức hướng dẫn nông dân thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao hiệu quả canh tác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phù hợp với nền nông nghiệp đô thị. Tạo mối quan hệ với các cơ sở, làng nghề truyền thống và lựa chọn để gửi lao động đi học các nghề phù hợp, đồng thời hỗ trợ các cơ sở nghề thủ công về mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ, tham quan học tập và ưu tiên dành ngân sách địa phương cho đào tạo nghề truyền thống, nhất là các nghề mới.
- Trong quá trình đào tạo nghề: Nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề để nông dân chi trả các chi phí khi theo học tại các cơ sở dạy nghề. Đối với nghề có trình độ cao, chi phí đào tạo lớn thì người đăng ký học có trách nhiệm đóng góp phần chênh lệch. Đối với đối tượng lao động nông nghiệp trên 35 tuổi nên có chính sách hỗ trợ riêng biệt, tập trung đào tạo ngắn hạn, chủ yếu là các nghề dịch vụ. Xây dựng mạng lưới trung gian làm cầu nối giữa đơn vị đào tạo nghề và thị trường lao động.
- Sau quá trình đào tạo nghề: Chính quyền địa phương tiến hành các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm hoặc tạo việc làm cho nông dân. Nông dân nên chủ động tự tạo việc làm tại chỗ hoặc tham gia vào thị trường lao động.
Thứ ba, hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất trong việc tiếp cận các thị trường lao động. Có hai loại thị trường lao động: thị trường lao động trong nước và thị trường lao động nước ngoài
- Đối với thị trường lao động trong nước: Tăng cường vai trò của các tổ chức trung gian như trung tâm thông tin và giới thiệu việc làm, trung tâm hướng nghiệp, đào tạo và cấp chứng chỉ nghề. Triển khai thực hiện sàn giao dịch về lao động và việc làm hàng tháng, hàng quý nhằm tạo điều kiện cho lao động ở các địa phương gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tạo lập trang web người tìm việc, việc tìm người và triển khai nắm nguồn lao động có nhu cầu việc làm đến từng huyện, xã.
- Đối với thị trường lao động nước ngoài: Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động. Hõ trợ học phí giáo dục định hướng và đào tạo nghề, cho vay tín chấp từ 50- 100% phí dịch vụ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thể tham gia xuất khẩu lao động. Thường xuyên tổ chức các lớp giáo dục định hướng nghề nghiệp và đào tạo nghề ngắn hạn cho những lao động đã qua sơ tuyển, nâng cao chất lượng dạy nghề để đào tạo nguồn lao động đáp ứng đủ tiêu chuẩn đi làm việc ở nước ngoài. Quản lý chặt chẽ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không vi phạm hợp đồng lao động hoặc vi phạm pháp luật ở nước sở tại, nhằm tránh thiệt hại về kinh tế cho đơn vị sử dụng lao động, đơn vị xuất khẩu lao động và làm mất uy tín của người lao động Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước ưu tiên sử dụng lao động sau khi xuất khẩu về nước. Có những quy định về quyền lợi cũng như trách nhiệm của các doanh nghiệp ở vùng thu hồi đất trong việc tạo việc làm cho nông dân, ưu tiên sử dụng lao động tại chỗ. Đối với lao động chưa được đào tạo nghề phù hợp, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người dân.