5. Bố cục của luận văn
1.6. Các nghiên cứu có liên quan
Vấn đề lao động - việc làm, chuyển dịch cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn được chú ý nghiên cứu từ nhiều năm nay, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường đại học như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội,… và nhiều nhà nghiên cứu khác. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên quan sau:
- Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. (Đề tài độc lập cấp nhà nước 12/2005). Nghiên cứu này được thực hiện tại 8 tỉnh/TP:
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ và Bình Dương với mục tiêu:
+ Đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của vấn đề này.
+ Đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp và các điều kiện giải quyết thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia những năm tới.
- Nghiên cứu chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn. (Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ 2011-2012) do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã đề ra được một số giải pháp, chính sách nhằm tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động bị thu hồi đất vùng đô thị hoá như: Chính sách ưu tiên thu hút lao động tại các vùng đô thị hoá của các doanh nghiệp; chính sách dạy nghề và tự do lao dựng việc làm cho lao động nông thôn; chính sách xuất khẩu lao động,…
- Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình CNH, HĐH đất nước: Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS, TS Trần Văn Chử làm chủ biên, Hà Nội, 2001. Công trình trên đã quan tâm đến vấn đề việc làm và thất nghiệp, coi đó là một vấn đề có tính toàn cầu; đã đưa ra cách tiếp cận về chính sách việc làm, hệ thống hoá những khái niệm lao động, việc làm, thu nhập; đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam nói chung; đề xuất quan điểm và phương hướng giải quyết vấn đề việc làm và khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân trong đề tài độc lập cấp nhà nước KX.01-2005 đã đề cập đến vấn đề “Việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH-HĐH và đô thị hoá”. Về mặt lý luận nghiên cứu đã đề cập đến sự cần thiết phải thu hồi đất, CNH-HĐH và ĐTH tất yếu sẽ dẫn đến thu hồi đất nông nghiệp và do đó một bộ phân dân sẽ mất việc làm trong nông nghiệp. Về mặt thực tiễn nghiên cứu chỉ ra những bất cập về vấn đề đảm bảo thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất là điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ nhưng kế hoạch thu hồi đất không gắn với kế hoạch đào tạo nghề nên người dân mất đất không có việc làm và thu nhập, đời sống người dân tiềm ẩn sự bất ổn bên trong. Nghiên cứu đưa ra khung chính sách đồng bộ bao gồm: Chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại; Chính sách tạo việc làm; Chính sách tái định cư; Chính sách về trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và các chính sách xã hội liên quan để đảm bảo việc làm và thu nhập cho đối tượng bị thu hồi đất.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo, cũng đã có nhiều bài báo công bố trên các tạp chí về đề tài việc làm và thu nhập của người lao động trong quá trình đô thị hoá ở các vùng miền ở nước ta.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Trả lời các câu hỏi lý luận về việc làm và vấn đề đô thị hoá?
- Thực trạng về việc làm ở thành phố Việt Trì như thế nào? Những nhân tố tác động đến việc làm ở thành phố Việt Trì.
- Quá trình đô thị hoá tại Việt Trì đã ảnh hưởng đến việc làm của người lao động Thành phố như thế nào?
- Giải pháp giải nào cần thực hiện để giải quyết việc làm cho lao động ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tượng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình ĐTH có liên quan đến nhiều yếu tố như cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự lãnh, chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức có liên quan, sự phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp và người dân.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm liên quan đến công tác quản lý, phát triển đô thị và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động tại khu vực bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương trong thời gian qua.
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế với mục đích thu thập các dữ liệu có liên quan tới tình hình việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động khu vực bị thu hồi đất trong quá trình ĐTH ở thành phố Việt Trì, từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp cải thiện những hạn chế về việc làm của người lao động trong quá trình ĐTH.
Để đạt được mục tiêu tìm hiểu về thực trạng việc làm của lao động trong quá trình ĐTH ở thành phố Việt Trì, trong nghiên cứu sẽ sử dụng công cụ thống kê mô tả để mô tả các thông tin liên quan đến vấn đề việc làm trong quá trình đô thị hoá. Ngoài bảng câu hỏi khảo sát, tác giả còn phân tích số liệu từ các bảng số liệu thống kê các vấn đề có liên quan đến việc làm và đô thị hoá.
2.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của thành phố Việt Trì về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, đặc biệt nghiên cứu các xã vùng ven trên địa bàn thành phố Việt Trì trong những năm qua có sự biến động lớn về ĐTH. Thành phố Việt Trì có 13 phường và 10 xã (trong 10 xã có 4 xã miền núi thuộc khu vực I đó là các xã: Kim Đức, Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình). Với cơ cấu 40% xã miền núi, 60% xã thuộc vùng đồng bằng là căn cứ để chọn mẫu các xã điều tra, cho nên trong phạm vi đề tài tác giả đã chọn 1 xã miền nủi là Kim Đức và 2 xã vùng đồng bằng là Trưng Vương và Thuỵ Vân để nghiên cứu. Và 3 xã này trong thời gian vừa qua có sự thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất khá nhiều phục vụ cho quá trình ĐTH trên địa bàn Thành phố. Nghiên cứu 3 xã này đánh giá được sự tác động của quá trình ĐTH trên địa bàn thành phố Việt Trì đã tác động đến việc làm của người lao động như thế nào.
Theo số liệu thống kê cho thấy, tổng số hộ (bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất) của những khu, thôn có diện tích đất bị thu hồi trong quá trình đô
thị hoá ở giai đoạn nghiên cứu là 1.379 hộ (Thuỵ Vân là 201 hộ, Thanh Đình là 385 hộ, Trưng Vương là 793 hộ).
Về kích cỡ mẫu chọn, tác giả sử dụng công thức tính cỡ mẫu như sau: n=N/(1+N(e)2)
Trong đó: n cỡ mẫu chọn điều tra (hộ) N tổng thể (1.379 hộ)
e sai số tiêu chuẩn (tác giả lấy sai số +-10%)
Kết quả tính toán được gần 90 hộ và tác giả đã điều tra 90 hộ (mỗi hộ chọn ngẫu nhiên 1 lao động) thuộc 3 xã trên, trong đó có những hộ có diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi nhiều, hộ có diện tích đất chuyển đổi ít và một số hộ không có diện tích bị chuyển đổi.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập tài liệu sơ cấp
Sau khi chọn mẫu được số hộ để thực hiện phỏng vấn điều tra ghi phiếu. Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với người lao động trong hộ để thu thập thông tin. Trong các hộ khảo sát có phần thông tin thu thập của hộ (hộ có thuộc diện thu hồi đất trong quá trình ĐTH không) và của 01 thành viên trong độ tuổi lao động của hộ. Các thông tin cần thu thập được thiết kế theo mẫu phiếu chuẩn bị trước.
- Đối tượng điều tra là việc làm của người lao động trong quá trình ĐTH trên địa bàn Thành phố. Đơn vị điều tra là các hộ gia đình trong khu vực bị thu hồi đất trong giai đoạn nghiên cứu.
- Các nhóm thông tin điều tra trực tiếp tại các hộ trên địa bàn bị ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến việc làm của người lao động, bao gồm:
+ Các thông tin cơ bản về đối tượng lao động. + Các thông tin về tình hình việc làm của lao động.
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin công bố khác nhau của các cơ quan nhà nước và các cơ quan có liên quan khác, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về việc làm trong quá trình ĐTH ở thành phố Việt Trì (như Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì, Phòng Tài nguyên thành phố Việt Trì, Phòng Lao động Thương binh và xã hội thành phố Việt Trì,…); kết quả thực hiện các chủ trương chính sách về ĐTH trong đó có việc thu hồi đất phục vụ quá trình ĐTH.
- Tài liệu thu thập gồm:
+ Các tài liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
+ Các tài liệu thống kê có liên quan đến việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2013.
+ Các tài liệu thống kê có liên quan đến quá trình ĐTH trên địa bàn thành phố Việt Trì như: biến động về đất đai, cơ sở kinh tế, dân số, lao động và việc làm.
+ Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành.
.
+ Các tài liệu l .
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các thông tin, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá bổ sung về thực trạng việc làm của người lao động trong quá trình ĐTH tại thành phố Việt Trì
2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin
Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, thông tin, cần tiến hành phân loại, sắp xếp lại tài liệu và thông tin một cách hợp lý theo trình tự thời gian, không gian và đối tượng nghiên cứu. Các thông tin định tính sẽ được mã hoá trước khi nhập, đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và lập thành các bảng biểu. Các số liệu được Tổng hợp, xử lý thông tin bằng phần mềm máy tính (Excel 2007), sau đó, dùng để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố, việc làm của người lao động trong quá trình ĐTH ở Thành phố.
Nguồn dữ liệu thống kê, cũng như việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó là những thông tin cơ sở quan trọng cho đề tài này.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu (thể hiện qua số tuyệt đối hoặc số tương đối), các hiện tượng đã được lượng hoá có cùng một nội dung, phạm vi tính toán, tính chất tương tự nhau.
- Phương pháp so sánh gồm các dạng: so sánh với các nhiệm vụ kế hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tượng tương tự nhau; so sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình;...
Trên cơ sở phân tổ thống kê và các kết quả đã được tổng hợp, phương pháp so sánh được dùng để so sánh những chỉ tiêu liên quan đến nội dung vấn đề nghiên cứu qua thời gian hoặc so sánh giữa địa bàn nghiên cứu với tổng thể. Từ đó, biết được sự khác biệt về tình hình việc làm của người lao động
trong quá trình ĐTH trên địa bàn Thành phố ở những mốc thời gian khác nhau, điều kiện KT,XH khác nhau.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian
Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian mà đề tài đã sử dụng nhằm nghiên cứu mức độ biến động và quy luật phát triển của các hiện tượng kinh tế, xã hội qua thời gian. Dãy số thời gian là các chỉ tiêu thống kê nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Trên cơ sở các dãy số theo thời gian của các chỉ tiêu có liên quan đến đề tài có thể đánh giá, dự báo một cách tương đối sát với thực tế về tình hình việc làm, ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến việc làm của người lao động trong giai đoạn tới.
Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian của các chỉ tiêu được đánh giá qua:
- Lượng tăng (giảm): Tuyệt đối, liên hoàn, định gốc, bình quân;
- Tốc độ phát triển hay chỉ số phát triển: định gốc, liên hoàn, bình quân.
2.2.3.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Luận văn sẽ nghiên cứu tổng thể các nội dung về lao động và việc làm từ cách tiếp cận hệ thống nhằm đảm bảo việc nghiên cứu đi đúng hướng và bao quát các vấn đề cần nghiên cứu.
2.2.3.5. Phương pháp dự báo thống kê
Dự báo thống kê là việc ước lượng các mức độ, mối quan hệ và xu thế phát triển tiếp theo của hiện tượng kinh tế, xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, nối tiếp với hiện tại trên cơ sở sử dụng những thông tin thống kê, phân tích các mối quan hệ tương tác và áp dụng các phương pháp thích hợp.
Thông tin sử dụng trong dự báo thống kê thường là dãy số thời gian,