Kinh nghiệm của huyện trong tỉnh

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 40)

5. Bố cục của luận văn

1.5.2. Kinh nghiệm của huyện trong tỉnh

1.5.2.1. Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Huyện Lâm Thao nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Lâm Thao có

tổng diện tích đất tự nhiên là 9.769,11 ha với 101.730 nhân khẩu, có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã.

Các yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội có tác động chi phối thực trạng lao động - việc làm, cũng như công tác giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Dân số trung bình huyện Lâm Thao năm 2006 có 99.584 người, đến 2013 có 101.730 người, sau 8 năm dân số toàn huyện đã tăng thêm 2.146 người tương đương tăng 2,15%. Tốc độ tăng dân số trung bình của Huyện trong giai đoạn này bình quân là 0,3%/năm.

Trong những năm qua, chính quyền huyện Lâm Thao đã đề ra nhiều chính sách KT-XH nhằm phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng. Những chính sách này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của Lâm Thao. Cụ thể:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển: trong những năm qua, huyện Lâm Thao đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ở tất cả các các thành phần kinh tế phát triển. Nhờ đó mà số doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp ngày càng gia tăng và đi vào hoạt động, đã thu hút và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Năm 2006 toàn Huyện có 83 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng số lao động sử dụng là 6.422 lao động, trong đó 81 doanh nghiệp dân doanh, sử dụng 2.341 lao động; 05 doanh nghiệp Nhà nước, sử dụng 4.081 lao động. Năm 2013 có 170 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng số lao động đang sử dụng là 8.087 lao động, trong đó: 166 doanh nghiệp dân doanh, sử dụng 4.521 lao động; 02 doanh nghiệp Nhà nước, sử dụng 3.504 lao động; 02 doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, sử dụng 62 lao động.

- Tích cực phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL): Nhận thấy vai trò quan trọng của TTDVVL đối với vấn đề tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng lực lượng lao động (LLLĐ), Lâm Thao

đã có chủ trương chủ động, thường xuyên phối hợp với TTDVVL thuộc Tỉnh Đoàn thanh niên, TTDVVL thuộc Liên đoàn lao động Tỉnh, TTDVVL thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh để tư vấn giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, cung cấp thông tin về thị trường lao động và đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn Huyện.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp để tạo việc làm: nhận thấy vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp đối với việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn, Huyện đã thực hiện một số chính sách để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Với quan điểm chung là hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các dự án từ tất cả các nguồn đầu tư vào các lĩnh vực được Nhà nước cho phép, trên cơ sở thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch phát triển KT- XH của Huyện, không phân biệt quy mô và hình thức đầu tư, Huyện cũng đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, chuẩn bị một số dự án có tính khả thi; các cấp các ngành, các địa phương sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất, áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có ý định hợp tác đầu tư như các ưu đãi về: hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn giảm thuế đất, thuế thu nhập, hỗ trợ đào tạo nghề,… với mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế, thu hút lao động và giải quyết việc làm.

- Khuyến khích xuất khẩu lao động (XKLĐ): XKLĐ ở Lâm Thao tuy còn chậm phát triển so với một số huyện nhưng trong những năm qua, công tác XKLĐ của Lâm Thao đã được chú trọng hơn. Huyện ủy, UBND Huyện quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời ban hành nhiều cơ chế chính sách phù hợp, công tác tạo nguồn, đào tạo người lao động được thực hiện, từng bước cả

,… để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người lao động đi XKLĐ nhanh chóng. Đồng thời kiên quyết xử phạt đối với các công ty XKLĐ làm trái pháp luật. Vì vậy, công tác XKLĐ của Lâm Thao đã có bước phát triển góp phần không nhỏ vào giải quyết việc làm cho người lao động.

- Hoạt động dạy nghề gắn với việc làm: đào tạo nghề dài hạn tập trung chủ yếu ở các cơ sở đào tạo của Nhà Nước. Trên địa bàn huyện hiện nay có 02 cơ sở đào tạo tập trung, đó là trường Cao đẳng công nghiệp Hóa chất, Đại học Công nghiệp Việt Trì. Các trường trên mới chỉ thu hút một phần nhỏ học sinh của huyện theo học vì thực tế sau khi học xong khả năng bố trí việc làm còn hạn chế. Đào tạo nghề ngắn hạn chủ yếu cho khu vực tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Trong những năm qua công tác đào tạo nghề ngắn hạn đã được nhiều đơn vị trong địa bàn tỉnh Phú Thọ đảm nhận như: các cơ sở dạy nghề của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, các cơ sở dạy nghề của các huyện,…

1.5.2.2. Huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ

Hạ Hòa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, với dân số trung bình năm 2013 là 106.716 người, gồm 33 xã, 1 thị trấn. Huyện Hạ Hoà nằm ở hai bên sông Thao, phía Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng trên một đoạn dài 32,15 km; phía Nam giáp huyện Cẩm Khê (19,37km), phía Đông Nam giáp huyện Thanh Ba (19,62 km); phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập (16,47km); phía Tây Bắc giáp hai huyện Trấn Yên, Yên Bình (Yên Bái 37,51 km). Huyện có diện tích 339,34 km2; thị trấn huyện lỵ Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì 70km. Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Hạ Hoà đã đạt được nhiều kết quả. Số lượng người lao động có việc làm, có trình độ nghề nghiệp tăng cao so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động ngành nghề, dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Người lao động được nâng cao trình độ và có cơ hội tiếp cận việc làm đã góp phần vào xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm trên địa bàn. Để tạo việc làm cho người lao động, UBND huyện đã thực hiện các biện pháp cụ thể sau đây:

- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đây là khâu đột phá để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Phối hợp với Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Phú Thọ, Trường cao đẳng nghề Phú Thọ, Trường cao đẳng nghề cơ điện Phú Thọ mở các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như: sửa chữa máy nông nghiệp, chế biến gỗ, thêu ren, chế biến chè,… Thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề từ hình thức tập trung ngắn hạn, lưu động nhằm tạo cơ hội cho người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất, kinh doanh; tăng cường phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất; tăng cường công tác tập huấn nhằm tạo điều kiện cho người lao động cập nhật thường xuyên kiến thức áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Từ các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà hiện nay nhiều lao động nông thôn đã có việc làm khá ổn định. Trong năm 2013, Huyện đã đào tạo nghề cho hơn 1.500 lao động và đã giải quyết việc làm mới cho hơn 1.600 lao động.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài như đào tạo nghề, cho vay vốn để đi xuất khẩu lao động,…

- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện phát triển, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực chế biến và dịch vụ. Triển khai một số mô hình sản xuất, chế biến nông sản như: chế biến chè, chế biến gỗ là thế mạnh của địa phương nhằm tạo việc làm tại chỗ cho người lao động tại khu dân cư. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn ưu tiên thu hút và tuyển lao động tại địa phương.

Trong quá trình thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hạ Hoà còn hiện tượng một số cấp uỷ, chính quyền xã chưa chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động, công tác phối hợp giữa cơ sở dạy nghề và cơ quan quản lý nhà nước chưa tốt, một số xã đăng ký mở lớp nhưng chưa thực hiện được. Do vậy, để khắc phục tình trạng trên UBND huyện đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức

cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, sự cần thiết trong việc nâng cao trình độ, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp người lao động có thông tin, chủ động tham gia đăng ký học nghề, từ đó tăng cơ hội tìm kiếm việc làm.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)