Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lâu dài cho

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 108)

5. Bố cục của luận văn

4.2.6. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lâu dài cho

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nguồn nhân lực được coi là thực lực mềm của nền kinh tế, là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề hết sức cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài. Các giải pháp cần thực hiện cụ thể như sau:

- Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, có hiểu biết ban đầu về kỹ thuật. Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá, phân

loại học sinh ở các cấp; làm tốt công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, đảm bảo tỷ lệ phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào các trường trung học chuyên nghiệp, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề theo tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của quê hương đất nước. Xác định giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản để đào tạo con người phát triển toàn diện, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề là yếu tố quyết định để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của lực lượng lao động. Vì vậy cần phát triển mạnh đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, ưu tiên đầu tư cho giáo dục phổ thông, đặc biệt chú ý đến vùng nông thôn.

- Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Mở rộng qui mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường nghề lớn của tỉnh. Phát triển các trung tâm đào tạo nghề ở thành phố, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động trên cơ sở có đủ điều kiện về cơ sơ vật chất và đảm bảo chất lượng đào tạo.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động là giải pháp không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trước hết phải có mạng lưới y tế với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc tốt sức khoẻ ban đầu cho người lao động để có lực lượng lao động có sức khoẻ tốt. Có chính sách tiền công, tiền lương hợp lý và ngày một nâng cao để đảm bảo cho người lao động có thể duy trì và tái sản xuất sức lao động, đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Đảm bảo cho người lao động có đời sống tinh thần vui vẻ, phong phú, tạo không khí phấn khởi trong lao động, góp phần tăng năng suất lao động.

KẾT LUẬN

Đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế, nó phản ánh xu thế tất yếu, khách quan của các đô thị trong quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội. Quá trình ĐTH diễn ra đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội. Ngoài những tác động tích cực, chúng ta cần quan tâm đến những ảnh hưởng tiêu cực do quá trình ĐTH mang lại, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Đề tài đã tiếp cận và nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về việc làm, từ đó đi sâu nghiên cứu thực trạng việc làm và GQVL, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về vấn đề GQVL cho lao động của Thành phố trong quá trình ĐTH. Luận văn cũng đã đưa ra kinh nghiệm GQVL cho lao động nông thôn ở một số địa phương thuộc tỉnh bạn và trong tỉnh.

Quá trình ĐTH ở thành phố Việt Trì diễn ra trong những năm gần đây diễn ra tương đối chậm. Việc mở rộng khu vực đô thị của Thành phố trong những năm qua đã làm diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc làm của lao động vùng bị thu hồi đất, đặc biệt là lao động ở khu vực này còn hạn chế trong tìm kiếm việc làm như: trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thấp, mức sống thấp,… Kết quả đã làm cho lượng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng tăng kể từ năm 2009 trở lại đây.

Trước những ảnh hưởng của quá trình ĐTH tới tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực như: tình trạng ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động vùng bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nói riêng. Cụ thể tập trung ở những nhóm giải pháp sau: giải quyết việc làm gắn với quy hoạch phát triển đô thị; tăng cường đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; giải

pháp về khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm; giải pháp về sử dụng tiền đền bù theo hướng giải quyết việc làm cho người lao động; giải pháp hỗ trợ nông dân vùng bị thu hồi đất chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp; giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lâu dài cho Thành phố. Với những giải pháp đó, hy vọng từ nay đến năm 2020 tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm trên địa bàn Thành phố sẽ được cải thiện nhằm góp phần xây dựng Thành phố Việt Trì phát triển hơn, giàu đẹp hơn.

Do thời gian và trình độ tác giả còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy, cô để luận văn hoàn thiện, đạt kết quả cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, các kết quả chủ yếu.

2. Baoxaydung.com.vn; toquoc.gov.vn; nhandan.com.vn

3. Báo Phú Thọ, số 3359, 3434, 3435, 3520, 3557, 3563, 7434 (888).

4. Bộ Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

5. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám Thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

6. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Phú Thọ năm 2009, các chỉ tiêu chủ yếu.

7. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2012), Kết quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011 tỉnh Phú Thọ.

8. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2007), Kết quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 tỉnh Phú Thọ.

9. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Báo cáo kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, Hành chính, sự nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2007, 2012.

10. Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Đỗ Thị Hải Hà (2013), “Vấn đề việc làm của nông dân ở nước ta hiện nay - thách thức và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản, số 77 (5-2013), tr.46-48.

12. Lê Du Phong (2002), Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

13. Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình CNH, HĐH đất nước: Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS, TS Trần Văn Chử làm chủ biên, Hà Nội, 2001.

14. Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc điểu chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh để mở rộng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

15. Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2009 của Chính Phủ về việc điều chỉnh, xác định địa giới hành chính xã Tân Đức thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

16. Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về việc thành lập các phường: Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

17. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Việt Trì lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010-2015.

18. Nghiên cứu chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn. (Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ 2011-2012) do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện.

19. Ngô Văn Hải - Phí Văn Kỷ (2012), Chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Nguồn Nhân Lực, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

21. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ (2011), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ lao động - Việc làm.

22. Tài liệu trên Internet khác.

23. Tạp chí Con số sự kiện số 5/2013.

24. Tạp chí Cộng sản số số 77 (5/2013), số 78 (6/2013), số 89 (5/2014), số 91 (7/2014).

25. Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. (Đề tài độc lập cấp nhà nước 12/2005).

26. Thủ tướng Chính phủ (1998). Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg, ngày 23/01/1998 phê duyệt định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2020.

27. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

28. Tổng cục Thống kê (2012), Giáo trình thống kê dân số và lao động, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội.

29. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

30. Trường Đại học Kinh tế quốc dân trong đề tài độc lập cấp nhà nước KX.01-2005 đã đề cập đến vấn đề “Việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đấttrong quá trình CNH-HĐH và đô thị hoá”.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Bảng hỏi dành cho ngƣời lao động

Họ và tên: ... Địa chỉ nơi ở: ...

I. Thông tin chung:

1. Tuổi: ...

2. Giới tính: 2.1. Nam 2.2. Nữ

3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

3.1. Chưa đào tạo chuyên môn, kỹ thuật

3.2. Đã qua đào tạo sơ cấp và trung học chuyên nghiệp 3.3. Trung cấp nghề, cao đẳng nghề

3.4. Cao đẳng, đại học 3.5. Trên đại học

4. Ngành nghề được đào tạo? ...

5. Hộ nhà anh, chị có thuộc diện bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn 2006-2013?

Có b. Không

II. Thông tin, nhận định về việc làm của lao động

6. Trƣớc khi bị thu hồi đất tình trạng việc làm của anh (chị) thế nào?

(Câu hỏi này chỉ dành cho lao động thuộc hộ bị thu hồi đất)

Có việc làm b. Thiếu việc làm c. Thất nghiệp

7. Hiện nay tình trạng việc làm của anh (chị) nhƣ thế nào?

Có việc làm b. Thiếu việc làm c. Thất nghiệp

8. Theo anh, chị nguyên nhân của tình trạng “Thiếu việc làm”, “Thất nghiệp” hiện nay trên địa bàn là gì? (Lựa chọn một nguyên nhân chính).

a. Chưa xin được việc phù hợp b. Thiếu (mất) đất canh tác

d. Không có trình độ chuyên môn e. Giảm nhân công

f. Khác: (ghi rõ)...

9. Nếu có nhu cầu tìm việc làm, anh (chị) tìm việc bằng cách nào?

a. Nộp đơn xin việc

b. Liên hệ qua cơ sở dịch vụ việc làm c. Qua bạn bè, người thân

d. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng e. Tự sản xuất kinh doanh

f. Khác: (ghi rõ)………..………

10. Anh (chị) đã từng tham gia chƣơng trình tạo việc làm nào dƣới đây? Tên chƣơng trình tham gia Không tham gia

Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã hội Tạo việc làm thông qua việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội

Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Tạo việc làm thông qua mở các khu công nghiệp và các làng nghề

Tự tạo việc làm

Chương trình tạo việc làm khác

11. Anh (chị) biết đến những chƣơng trình tạo việc làm của địa phƣơng qua những nguồn thông tin nào?

a. Tự tìm hiểu

b. UBND phường, xã, thành phố triển khai chương trình tạo việc làm c. Qua phương tiện đại chúng

12. Theo anh (chị) để có một việc làm phù hợp với mình thì cần có sự giúp đỡ gì của Nhà nƣớc?

Định hướng về ngành nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay Mở các lớp dạy nghề cho người lao động

Có nhiều hơn nữa các chương trình tạo việc làm cho người lao động

Xây dựng các chương trình an sinh - xã hội để người lao động có thể tự tạo việc làm Có những cải tiến trong cơ chế chính sách để người lao động có thể tự tạo việc làm Ý kiến khác của anh/chị……….…

13. Theo anh (chị), chính quyền địa phƣơng cần phải làm gì để tạo ra việc làm và việc làm đầy đủ hơn cho ngƣời lao động.

a. Định hướng cho người lao động làm một số nghề phụ

b. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động được làm việc trong các doanh nghiệp tại địa phương

c. Tăng cường thu hút các dự án đầu tư về địa phương

d. Tạo điều kiện đề người lao động có thể vay vốn tự sản xuất kinh doanh e. Tăng cường dạy nghề, định hướng nghề cho người lao động f. Có hình thức hỗ trợ tạo việc làm cho người thất nghiệp

g. Khen thưởng vả nhân rộng các điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi h. Ý kiến khác của anh/chị ………..

Ý kiến về việc thu hồi đất và sử dụng tiền đền bù khi thu hồi đất 14. Theo ý kiến của anh, chị diện tích đất dành cho sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn xã nên có quy hoạch nhƣ thế nào?

Giữ nguyên b. Giảm

15. Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, chính quyền địa phƣơng và các đoàn thể có tƣ vấn về chuyển đổi nghề và sử dụng tiền đền bù không?

Có b. Không

16. Anh, chị đã sử dụng tiền đền bù vào việc gì?

a. Xây dựng, tiêu dùng b. Sản xuất, kinh doanh c. Gửi tiết kiệm d. Chia cho người thân

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH (CHỊ)!

Phụ lục 2

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát lao động tại 3 xã Trƣng Vƣơng, Thuỵ Vân và Kim Đức

Số lao động được phỏng vấn 90 người

Số lao động trả lời 90 người

Số lao động không trả lời 0 người

Câu hỏi và phƣơng án trả lời Số ngƣời

trả lời Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động đƣợc phỏng vấn 90

3. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật

Chưa đào tạo chuyên môn, kỹ thuật 61 67,78 Đã qua đào tạo sơ cấp và trung học chuyên nghiệp 12 13,33 Trung cấp nghề, cao đẳng nghề 7 7,78

Cao đẳng, đại học 10 11,11

Trên đại học 0 0,00

5. Hộ có thuộc diện thu hồi đất không

Có 68 75,56

Không 22 24,44

6. Trƣớc khi bị thu hồi đất tình trạng việc làm của anh chị nhƣ thế nào (Chỉ hỏi đối với lao động thuộc hộ thu hồi đất)

Có việc làm 65 95,59

Thiếu việc làm 1 1,47

Thất nghiệp 2 2,94

7. Hiện nay tình trạng việc làm của anh chị như thế nào

Có việc làm 83 92,22

Thiếu việc làm 3 3,33

Thất nghiệp 4 4,44

8. Theo anh, chị nguyên nhân của tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp hiện nay là gì

Chưa xin được việc phù hợp 12 13,33 Thiếu (mất) đất canh tác 13 14,44 Thiếu vốn, phương tiện làm ăn 16 17,78

Câu hỏi và phƣơng án trả lời Số ngƣời

trả lời Tỷ lệ (%)

Không có trình độ chuyên môn 35 38,89

Giảm nhân công 12 13,33

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)