Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 50)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.Các phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế với mục đích thu thập các dữ liệu có liên quan tới tình hình việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động khu vực bị thu hồi đất trong quá trình ĐTH ở thành phố Việt Trì, từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp cải thiện những hạn chế về việc làm của người lao động trong quá trình ĐTH.

Để đạt được mục tiêu tìm hiểu về thực trạng việc làm của lao động trong quá trình ĐTH ở thành phố Việt Trì, trong nghiên cứu sẽ sử dụng công cụ thống kê mô tả để mô tả các thông tin liên quan đến vấn đề việc làm trong quá trình đô thị hoá. Ngoài bảng câu hỏi khảo sát, tác giả còn phân tích số liệu từ các bảng số liệu thống kê các vấn đề có liên quan đến việc làm và đô thị hoá.

2.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của thành phố Việt Trì về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, đặc biệt nghiên cứu các xã vùng ven trên địa bàn thành phố Việt Trì trong những năm qua có sự biến động lớn về ĐTH. Thành phố Việt Trì có 13 phường và 10 xã (trong 10 xã có 4 xã miền núi thuộc khu vực I đó là các xã: Kim Đức, Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình). Với cơ cấu 40% xã miền núi, 60% xã thuộc vùng đồng bằng là căn cứ để chọn mẫu các xã điều tra, cho nên trong phạm vi đề tài tác giả đã chọn 1 xã miền nủi là Kim Đức và 2 xã vùng đồng bằng là Trưng Vương và Thuỵ Vân để nghiên cứu. Và 3 xã này trong thời gian vừa qua có sự thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất khá nhiều phục vụ cho quá trình ĐTH trên địa bàn Thành phố. Nghiên cứu 3 xã này đánh giá được sự tác động của quá trình ĐTH trên địa bàn thành phố Việt Trì đã tác động đến việc làm của người lao động như thế nào.

Theo số liệu thống kê cho thấy, tổng số hộ (bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất) của những khu, thôn có diện tích đất bị thu hồi trong quá trình đô

thị hoá ở giai đoạn nghiên cứu là 1.379 hộ (Thuỵ Vân là 201 hộ, Thanh Đình là 385 hộ, Trưng Vương là 793 hộ).

Về kích cỡ mẫu chọn, tác giả sử dụng công thức tính cỡ mẫu như sau: n=N/(1+N(e)2)

Trong đó: n cỡ mẫu chọn điều tra (hộ) N tổng thể (1.379 hộ)

e sai số tiêu chuẩn (tác giả lấy sai số +-10%)

Kết quả tính toán được gần 90 hộ và tác giả đã điều tra 90 hộ (mỗi hộ chọn ngẫu nhiên 1 lao động) thuộc 3 xã trên, trong đó có những hộ có diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi nhiều, hộ có diện tích đất chuyển đổi ít và một số hộ không có diện tích bị chuyển đổi.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập tài liệu sơ cấp

Sau khi chọn mẫu được số hộ để thực hiện phỏng vấn điều tra ghi phiếu. Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với người lao động trong hộ để thu thập thông tin. Trong các hộ khảo sát có phần thông tin thu thập của hộ (hộ có thuộc diện thu hồi đất trong quá trình ĐTH không) và của 01 thành viên trong độ tuổi lao động của hộ. Các thông tin cần thu thập được thiết kế theo mẫu phiếu chuẩn bị trước.

- Đối tượng điều tra là việc làm của người lao động trong quá trình ĐTH trên địa bàn Thành phố. Đơn vị điều tra là các hộ gia đình trong khu vực bị thu hồi đất trong giai đoạn nghiên cứu.

- Các nhóm thông tin điều tra trực tiếp tại các hộ trên địa bàn bị ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến việc làm của người lao động, bao gồm:

+ Các thông tin cơ bản về đối tượng lao động. + Các thông tin về tình hình việc làm của lao động.

* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin công bố khác nhau của các cơ quan nhà nước và các cơ quan có liên quan khác, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về việc làm trong quá trình ĐTH ở thành phố Việt Trì (như Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì, Phòng Tài nguyên thành phố Việt Trì, Phòng Lao động Thương binh và xã hội thành phố Việt Trì,…); kết quả thực hiện các chủ trương chính sách về ĐTH trong đó có việc thu hồi đất phục vụ quá trình ĐTH.

- Tài liệu thu thập gồm:

+ Các tài liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Các tài liệu thống kê có liên quan đến việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2013.

+ Các tài liệu thống kê có liên quan đến quá trình ĐTH trên địa bàn thành phố Việt Trì như: biến động về đất đai, cơ sở kinh tế, dân số, lao động và việc làm.

+ Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành.

.

+ Các tài liệu l .

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các thông tin, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá bổ sung về thực trạng việc làm của người lao động trong quá trình ĐTH tại thành phố Việt Trì

2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, thông tin, cần tiến hành phân loại, sắp xếp lại tài liệu và thông tin một cách hợp lý theo trình tự thời gian, không gian và đối tượng nghiên cứu. Các thông tin định tính sẽ được mã hoá trước khi nhập, đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và lập thành các bảng biểu. Các số liệu được Tổng hợp, xử lý thông tin bằng phần mềm máy tính (Excel 2007), sau đó, dùng để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 50)