Giải quyết việc làm gắn với quy hoạch phát triển đô thị

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 97)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1.Giải quyết việc làm gắn với quy hoạch phát triển đô thị

Phát triển kinh tế xã hội nhằm ổn định việc làm và tạo thêm chỗ làm việc mới, tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm như khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị mới. Thực hiện tốt các chính sách hiện hành về lao động việc làm và đào tạo nghề nhất là khu vực lao động nông nghiệp bị mất đất trong quá trình phát triển đô thị, ưu đãi vay vốn xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mở mang ngành nghề truyền thống trên địa bàn để thu hút lao động. Cụ thể:

Một là, giải quyết việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo định hướng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Thành phố giảm dần, vì vậy số lao động này

cần bồi dưỡng kiến thức về việc làm và giải quyết việc làm thông qua các trung tâm học tập cộng đồng, thông qua các chương trình tập huấn tại chỗ và qua các chương trình khuyến nông. Củng cố hệ thống dịch vụ trong nông nghiệp như giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, thú y. Từng bước chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hoá. Thành phố đầu tư kinh phí mở các lớp kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi giúp đỡ đối tượng lao động trong nông nghiệp. Tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp, tạo mở việc làm. Duy trì và nâng cao hiệu quả các ngành nghề truyền thống đã có, mở rộng phát triển ngành nghề mới. Tiếp tục khuyến khích phát triển nâng cao chất lượng ngành nghề trong nông nghiệp như: trồng cây cảnh, rau an toàn, sản xuất nấm, vùng chuyên canh cá, từng bước cải tạo vườn tạp thành vườn có hiệu quả kinh tế cao.

Hai là, giải quyết việc làm trong công nghiệp, giao thông, xây dựng.

Thường xuyên trao đổi với các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn về định hướng cơ cấu kinh tế xã hội, định hướng phát triển ngành nghề của địa phương để thống nhất những ngành, nghề và nhu cầu số lượng lao động của từng nhóm ngành, từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề để phát triển sản xuất, thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động. Tập trung vào các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ như: dệt khăn, thêu ren,... Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút đầu tư để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các cụm, khu công nghiệp. Phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, mở mang phát triển giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đô thị,... để từ đó tạo việc làm cho người lao động. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 tăng 25% hộ sản xuất tiểu thủ công

nghiệp. Nếu làm được điều này sẽ thu hút và tạo thêm được khoảng 10.000 chỗ làm việc cho lao động.

Ba là, giải quyết việc làm trong thương mại, du lịch, dịch vụ.

Đây là lĩnh vực Thành phố ưu tiên phát triển theo định hướng thành phố du lịch lễ hội về với cội nguồn dân tộc, song lực lượng lao động trong lĩnh vực này chưa được đào tạo bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp. Cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, các khách sạn, nhà hàng và các trường dạy nghề trong và ngoài địa bàn để đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho lãnh đạo quản lý và lực lượng lao động trong lĩnh vực này. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ, kỹ năng mang tính chuyên nghiệp. Tập trung phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ trên địa bàn, chú trọng phát triển mạng lưới dịch vụ thương mại vùng ven nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy hoạt động dịch vụ tư nhân, dịch vụ đô thị, dịch vụ lễ hội. Trong giai đoạn 2015-2020 phấn đấu thu hút và tạo việc làm cho 10.000 lao động làm việc trong khu vực này.

Bốn là, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Tuyên truyền về XKLĐ đến từng khu dân cư và người lao động, phối hợp chặt chẽ hơn với các đơn vị làm nhiệm vụ XKLĐ của tỉnh, Trung ương. Chủ động đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động và giải quyết kịp thời các thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hạn chế tối đa số lao động trốn ra làm ngoài, vi phạm hợp đồng. Tiếp tục rà soát, giới thiệu các doanh nghiệp XKLĐ có đủ năng lực về dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng để tuyển chọn đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, gắn với nâng mức vay vốn từ hệ thống các ngân hàng chính sách xã hội cho đối tượng này. Chi phí vay phân theo nhóm thị trường, nhóm ngành nghề để lao động xuất khẩu vay phù hợp. Quy định lại về mức vay tối đa 30 triệu đồng như hiện nay chỉ phù hợp

với những thị trường có mức chi phí thấp, không phù hợp với các thị trường có chi phí trung bình và cao như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Nếu thực hiện tốt công tác XKLĐ đi làm việc ở nước ngoài, trong giai đoạn 2015-2020, thành phố Việt Trì sẽ đưa được khoảng 1.800 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 97)