Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 87)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Tồn tại

* Trong đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn lớn, trong khi khả năng bố trí ngân sách cho công tác dạy nghề của trung ương, tỉnh, thành phố còn hạn chế nên kết quả đào tạo chưa đạt kế hoạch đề ra. Mặc dù ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề trong những năm qua đã tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với qui mô và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy nghề. Việc hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ngành về đất đai, vốn, tìm việc làm để phát huy kiến thức sau học nghề rất hạn chế, chưa bố trí được.

- Việc đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu, chưa phù hợp với tâm lý của người lao động; cơ cấu dạy nghề cho lao động nông thôn ở các ngành nghề, lĩnh vực ở địa phương chưa thực sự phù hợp; trình độ lao động đã qua đào tạo còn hạn chế, năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động; một số ngành nghề phi nông nghiệp, học viên sau khi kết thúc khoá học rất khó tìm được việc làm theo đúng ngành

nghề được đào tạo. Việc tuyển sinh còn chồng chéo, có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Chương trình, nội dung đào tạo chưa sát với thực tế địa phương, còn nặng về lý thuyết, kỹ năng thực hành còn hạn chế. Thời gian đào tạo nghề quá ngắn nên tay nghề của người lao động chưa cao không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp khiến người học phải tự tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển nghề rất khó khăn.

- Về phía người lao động, một bộ phận không nhỏ chưa hiểu hết ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi khi học nghề. Nhiều lao động không xác định học để có nghề và kiếm tiền từ nghề đã học. Hay như, trong một gia đình, vợ - chồng - con thay phiên nhau tham gia cùng một lớp học, cùng môn học cũng là nguyên nhân tạo ra sự không hiệu quả. Một số học viên không chịu phát huy nghề đã học, đi học cho có hình thức để nhận hỗ trợ chứ chưa thật sự chú tâm vào nghề. Những yếu tố này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động được đào tạo nghề, từ đó giảm đi cơ hội tìm việc làm và sống bằng nghề đã học.

* Trong công tác quy hoạch về sử dụng đất nông nghiệp

- Quá trình lập quy hoạch chưa có sự gắn kết giữa các ngành, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chủ yếu do ngành Tài nguyên và môi trường thực hiện. Trong khi thu hồi đất các ngành khác và hộ nông dân có đất bị thu hồi lại thường không được tham gia ý kiến. Và thực tế là, ngoài diện tích nhà, đất bị thu hồi để phục vụ yêu cầu về quốc phòng, an ninh, xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH của Nhà nước, thì phần lớn diện tích đất nông nghiệp thu hồi của nông dân thường do các doanh nghiệp ngoài nhà nước sử dụng để kinh doanh dịch vụ như: xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí hoặc kinh doanh bất động sản nhằm thu lợi nhuận cao song chỉ đền bù cho nông dân bị mất đất ở mức giá thấp, gây nhiều thiệt hại cho họ và hậu quả là nông dân mất đất không có việc làm ngày càng tăng.

- Trong quá trình ĐTH, các dự án đầu tư chỉ tập trung giải quyết kinh phí hỗ trợ mặt bằng và tái định cư, chưa có phương án cụ thể về đào tạo nghề, bố trí việc làm cho lao động bị mất đất canh tác để ổn định cuộc sống.

- Quy hoạch các vùng chuyên canh, chuyên nuôi, các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn chưa được cụ thể, đồng bộ, do vậy chưa có căn cứ xác định nhu cầu về số lượng lao động, trình độ đào tạo nghề dạy nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng hàng hoá, đáp ứng thị trường lao động.

- Còn hiện tượng xây dựng quy hoạch, các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội tính toán chưa đầy đủ các yếu tố bảo đảm cho dự án hoạt động ổn định, bền vững, chưa chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm bảo đảm cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

* Trong việc đầu tƣ vốn, kinh phí để mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho ngƣời lao động

- Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Chưa có các giải pháp thu hút vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ đủ mạnh để thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Việc hỗ trợ và tạo điều kiện về vốn, tư liệu sản xuất kinh doanh cho người đã qua đào tạo nghề còn hạn chế cho nên nhiều lao động đã qua đào tạo nghề không đủ điều kiện về cơ sở, vật chất để đầu tư sản xuất kinh doanh, làm giàu từ chính các nghề đã học.

* Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chưa có một kế hoạch phát triển kinh tế một cách chi tiết, đồng bộ từ Thành phố đến các xã, phường. Lộ trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa xây dựng rõ ràng dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội theo hướng tiến bộ còn chậm.

* Trong xuất khẩu lao động

- Một số thị trường lao động xuất khẩu đang bị ảnh hưởng như vẫn còn lao động bỏ trốn, thiếu việc làm, thất nghiệp, thu nhập thấp, quản lý lao động chưa chặt chẽ ở một số thị trưởng mới như: Thụy Điển, Mỹ, Úc,... đã ảnh hưởng đến tâm lý người muốn đi LĐXK nên số lượng LĐXK những năm gần đây có xu thế giảm, đây cũng là tình trạng chung của cả tỉnh.

- Trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, do vậy, người lao động Việt Nam thường có mức thu nhập thấp hơn lao động của các nước khác.

- Có sự chênh lệch trong thu nhập của người lao động làm việc ở các nước khác nhau, do vậy người lao động thường so sánh, tìm cơ hội để đi xuất khẩu lao động tại các nước có thu nhập khá. Lợi dụng điểm này một số đơn vị, cá nhân đã lừa gạt người lao động nhằm thu lợi bất chính đã ảnh hưởng đến tâm lý người muốn đi xuất khẩu lao động.

3.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu * Về chủ quan

- Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về lao động, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Tư tưởng chọn việc, chọn nghề của gia đình và bản thân người lao động vẫn còn nặng nề.

- Thời gian qua, khu vực nông thôn phát triển một cách thiếu đồng bộ, ĐTH dẫn đến mất đất nông nghiệp mà chưa có kế hoạch thích ứng để điều chỉnh, đồng bộ lại cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, việc làm,…

- Trong công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề ở một số nơi chưa chú trọng đến công tác khảo sát nhu cầu đào tạo nghề, ngành nghề cần đào tạo do vậy xảy ra hiện tượng đào tạo nghề chưa sát với nhu cầu của thị trường, học viên sau khi học nghề không kiếm được việc làm hoặc làm việc không đúng với nghề đã được học.

- Công tác chỉ đạo của Ban chỉ đạo GQVL chưa tập trung cao, hiệu quả còn nhiều hạn chế, hoạt động của các thành viên ban chỉ đạo chưa đồng đều. Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể chưa chặt chẽ đồng bộ trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình GQVL. Một số phường, xã chưa quan tâm thường xuyên đến GQVL và XKLĐ nên dù đã xây dựng được chương trình, kế hoạch GQVL - XKLĐ nhưng còn chung chung, sơ sài, chưa cụ thể hoá được mục tiêu, giải pháp thực hiện. Thực hiện báo cáo chưa nghiêm túc, thiếu thông tin và chưa kịp thời.

- Một bộ phận người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động chưa có ý thức trong việc giữ gìn uy tín nơi làm việc. Hết thời hạn lao động bỏ trốn ra ngoài không về nước đúng thời hạn, do vậy, một số nước đã có thời gian không cấp chỉ tiêu tuyển lao động người Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động, tạo việc làm cho người lao động sau này.

* Về khách quan

- Do nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, ngân sách hỗ trợ của Trung ương dành cho giải quyết việc làm chưa được nhiều đã phần nào ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động của địa phương.

- Nhiều lớp nghề huy động được ít học viên tham gia, do chính sách hỗ trợ học viên còn thấp; còn khó khăn trong việc mở các lớp học nghề phi nông nghiệp do khó tìm được việc làm sau học nghề. Nhiều lao động có nhu cầu đi học nghề nhưng bản thân là lao động chính nên không có điều kiện tham gia học nghề.

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của việc lạm phát, có những thời gian việc huy động vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay có lúc lên đến 18-20%/năm đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí lãi vay quá cao đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Từ đó, doanh nghiệp, đơn vị đã không mặn mà với việc đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động.

Do đơn vị sử dụng lao động ở một số nước trả thù lao cho người lao động thấp hơn mức bình quân chung, điều này đã gây nên tâm lý so sánh về mức lương của người lao động. Một số lao động đã bỏ trốn ra ngoài tìm công việc khác có thu nhập cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu nói chung, suy thoái kinh tế trong nước nói riêng đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có chính sách cắt giảm chi tiêu công, đặc biệt giảm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, một số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, do vậy đã ảnh hưởng đến việc làm cho người lao động.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN NĂM 2020

4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì giai đoạn đến năm 2020

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được toàn diện trên các lĩnh vực và với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật của Tỉnh Phú Thọ và là 1 trong 11 trung tâm vùng của cả nước, Thành phố Việt Trì đã và sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư và cũng là điều kiện để Đảng bộ và nhân dân Thành phố tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đã đề ra.

4.1.1. Phương hướng

Duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội. Tăng cường Quốc phòng - An ninh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, tích cực huy động mọi nguồn lực tập trung thực hiện 2 khâu đột phá: phát triển nhanh kết cấu hạ tầng then chốt và đẩy mạnh dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, nâng cao các tiêu chí đô thị loại I, từng bước xây dựng Thành phố trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

4.1.2. Mục tiêu

4.1.2.1. Về kinh tế

Mục tiêu đặt ra là Thành phố giữ vững và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, phấn đấu từ nay đến 2015 đạt tốc độ tăng trưởng

kinh tế bình quân tăng 5,73%/năm trở lên, trong giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 phấn đấu đạt trên 6%/năm; tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 4,07%/năm.

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 13,87%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 16,2%.

Thu ngân sách nhà nước tăng so dự toán được giao hàng năm từ 15% trở lên.

Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 57,6%; Dịch vụ 41,1%; Nông nghiệp 1,3%.

GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 55,3 triệu đồng/ người/ năm, năm 2020 đạt 72 triệu đồng/người/năm.

4.1.2.2. Về phát triển đô thị

Tổng huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt từ 3.500-5.000 tỷ đồng/năm.

Định hướng phát triển không gian và cảnh quan đô thị: Trong đó xáy dựng chi tiết định hướng phát triển đô thị, phân khu chức năng (gồm có: các khu dân cư, các khu công nghiệp, các khu thương mại dịch vụ công cộng, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, hệ thống y tế, khu điều dưỡng và phục hồi chức năng, các khu du lịch và các khu cây xanh công viên và thể dục thể thao) và định hướng về kiến trúc và cảnh quan đô thị.

Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật: Về giao thông đối ngoại: quy hoạch xây dựng, cải tạo các tuyến đường sắt, đường thuỷ, đường bộ phù hợp với quy hoạch chung phát triển của Thành phố và định hướng Việt Trì là trung tâm phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Về giao thông nội thị: cải tạo nâng cấp các tuyến đường đã có, kết hợp xây mới tạo thành

mạng lưới đường liên hoàn; xây dựng một số tuyến đường song song với đường Hùng Vương và đường Nguyễn Tất Thành, kết hợp với các đường trục ngang tạo thành mạng đường liên kết các khu chức năng của Thành phố; xây dựng hệ thống điểm đỗ xe với diện tích bằng 2,5% diện tích đất xây dựng đô thị; cải tạo nâng cấp cầu Việt Trì hiện nay, xây dựng mới cầu qua Sông Lô nằm trên tuyến đường xuyên Á. Phấn đấu các tuyến đường chính được chiếu sáng 100%.

Về quy mô đất xây dựng đô thị năm 2010 là 2.047 ha, bình quân 102,4m2/người, trong đó đất dân dụng 1.282 ha, bình quân 61,1m2/người. Đến năm 2020 quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 3.044 ha, bình quân 108,7m2/người, trong đó đất dân dụng khoảng 1.850 ha, bình quân 66,1m2/người.

4.1.2.3. Về văn hoá, xã hội

Thành phố sẽ tập trung nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hóa - xã hội tương xứng với vị thế là đô thị loại 1 trong tương lai gần. Mục tiêu của Thành phố là phấn đấu đến 2020 cụ thể như sau:

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 tăng 1,4%,

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 87)