Mối quan hệ giữa việc làm và đô thị hoá

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 30)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3. Mối quan hệ giữa việc làm và đô thị hoá

Giữa ĐTH và việc làm có mối quan hệ biện chứng với nhau, đó là: ĐTH tạo điều kiện tiền đề cho việc hình thành việc làm cho người lao động tại những đơn vị kinh tế được thành lập do quá trình đô thị hoá như: doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, tại các hộ gia đình,… Tuy nhiên, một mặt ĐTH cũng có những tác động tiêu cực phát sinh làm nhiều lao động lâm vào hoàn cảnh không có việc làm do trong quá trình ĐTH đã sử dụng tư liệu sản xuất là đất đai của người nông dân; quá trình ĐTH diễn ra cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, cụ thể: công nghệ tiên tiến thay cho sức lao động của con người, đó là nguyên nhân gây nên tình trạng bị thất nghiệp đối với những lao động không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu mới.

1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm của ngƣời lao động trong quá trình đô thị hoá

1.4.1. Chính sách vĩ mô của Nhà nước

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước có liên quan đến việc giải quyết việc làm nói chung và việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình ĐTH nói riêng không chỉ tác động trực tiếp đến quy mô số lượng, chất lượng lao động khu vực đô thị mà còn tác động đến số lượng, chất lượng những chỗ việc làm mới sẽ được tạo ra. Cụ thể:

- Chính sách tiền lương: tiền lương, tiền công là sự biểu hiện của giá cả sức lao động trên thị trường sức lao động. Trên thực tế, ở một mức độ nào đó Nhà nước có thể can thiệp một cách gián tiếp đến việc hình thành tiền công, tiền lương. Ví dụ, để bảo vệ lợi ích của người lao động cần đặt chủ doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động dưới áp lực của các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp của người lao động. Nhà nước có thể quy định mức lương tối thiểu ở một mức cao. Với việc quy định mức lương tối thiểu cao ở khu vực đô thị có thể tạo động lực khuyến khích nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo mở nhiều việc làm mới ở cả khu vực chính thức và khu vực kinh tế không chính thức, góp phần giải quyết áp lực về việc làm. Tuy nhiên, với chính tiền công, tiền lương cao sẽ là một lực hút mạnh mẽ cho sự di dân từ vùng nông thôn ra thành thị và lúc này lại trở thành áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm.

- Chính sách giáo dục, đào tạo: Một chính sách giáo dục đào tạo tốt ít nhất hội tụ đủ hai tiêu chuẩn cơ bản: một là, cung cấp đủ số lượng lao động cho số lượng việc làm tạo ra; hai là, cơ cấu về giáo dục đào tạo, bao gồm cơ cấu về giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu ngành nghề đào tạo theo vùng, khu vực phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ĐTH. Chính sách giáo dục, đào tạo tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết việc làm ở tất cả các khu vực đặc biệt là khu vực nông thôn đang trong quá trình ĐTH.

- Chính sách đất đai, nhà ở: Nhà ở, đất đai không chỉ là tài sản có chức năng làm nơi cư trú mà còn có chức năng kinh tế. Vì vậy, chính sách đất đai, nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu đô thị tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và thay đổi chức năng kinh tế của nhà ở, đất đai, vị trí nơi cư trú,… do đó chính sách này cũng đã tác động đến số lượng, cơ cấu việc làm có khả năng được tạo ra.

1.4.2. Lựa chọn mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế và lựa chọn công nghệ

Trên phương diện lý thuyết, lựa chọn mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tức là nghiên cứu lựa chọn cách thức khai thác và sử dụng các nguồn lực: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ. Việc khai thác và sử dụng ít hay nhiều lao động là do sự lựa chọn mô hình tăng trưởng quyết định.

- Tăng trưởng dựa trên việc sử dụng công nghệ cao: việc lựa chọn công nghệ càng hiện đại, mức tự động hoá càng cao, cần nhiều vốn sẽ làm giảm chỗ việc làm năng suất thấp với lao động thủ công và tăng chỗ việc làm có chất lượng, năng suất cao với lao động có trình độ chuyên môn cao.

- Tăng trưởng dựa trên công nghệ nhiều tầng: là sự lựa chọn nhiều loại công nghệ, cả công nghệ thấp và công nghệ cao. Công nghệ cao áp dụng cho các ngành mũi nhọn làm động lực thúc đẩy tăng trưởng, còn công nghệ thấp vào một số ngành không trọng tâm hoặc vì lý do thiếu vốn, thừa lao động.

- Tăng trưởng dựa trên công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động: đây là công nghệ giải quyết được nhiều việc làm nhất là ở những nơi đông dân, lao động trình độ thấp thì việc lựa chọn công nghệ này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm.

Đối với khu vực nông thôn, nơi có nguồn lao động dồi dào và chủ yếu là lao động trình độ chuyên môn thấp, chưa qua đào tạo. Do đó nếu lựa chọn tăng trưởng dựa vào công nghệ thấp thì sẽ giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, ngược lại dựa vào công nghệ cao thì sẽ làm cho một số lượng lao động nông thôn thất nghiệp ngày càng nhiều.

1.4.3. Thị trường lao động

Chuyển đổi việc làm cho lao động mất việc làm do mất đất chịu sự tác động lớn của xu hướng phát triển thị trường lao động địa phương, vùng và liên vùng. Tại các vùng thị trường lao động phát triển mang tính thống nhất cao, ít bị phân mảng, có sự hoạt động mạnh của quan hệ cung - cầu lao động, môi trường thị trường lao động được thiết lập thuận lợi (hệ thống tư vấn, giới thiệu việc làm,… ) thì cơ hội việc làm của lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lớn hơn. Các mối liên hệ giữa thị trường lao động với khả năng chuyển đổi việc làm của lao động mất việc làm do mất đất thể hiện ở:

- Hoạt động của quy luật cung - cầu sức lao động là điều kiện cơ bản để lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lựa chọn, tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng chuyên môn - kỹ thuật của mỗi người.

- Sự liên kết thị trường lao động các địa phương trong vùng thúc đẩy sự di chuyển sức lao động của các địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng đất dưới tác động của giá cả sức lao động.

- Thị trường lao động phát triển sẽ mở rộng được quy mô lao động làm công ăn lương, tạo sức thu hút lao động nông nghiệp của các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ).

- Cạnh tranh trên thị trường lao động có tác động kích thích lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất tích cực tham gia đào tạo, nâng cao kỹ năng, chuyển đổi nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và nâng cao thu nhập.

Như vậy, vai trò của thị trường lao động có tác động lớn đối với việc chuyển đổi nghề cho lao động mất việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do đó, thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động lành mạnh của thị trường lao động các địa phương, thị trường lao động vùng là nhân

tố quan trọng để hỗ trợ cho việc chuyển đổi việc làm cho lao động bị mất việc làm trong quá trình ĐTH.

1.4.4. Đặc điểm của người lao động

Đặc điểm của người lao động bao gồm đặc điểm về nhân khẩu, đặc điểm về giáo dục (học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề), đặc điểm về kinh tế (mức sống, thu nhập, thói quen chi tiêu, nhà ở, tài sản,…), đặc điểm về văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, tác phong lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi,… sẽ quyết định đến khả năng giam gia vào thị trường lao động, tác động đến sự lựa chọn cơ cấu và nhu cầu sử dụng các yếu tố đầu vào của các cơ sở kinh tế khi người lao động được tuyển dụng. Trong môi trường KT-XH sôi động thì cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tự tạo việc làm cho bản thân người lao động trong nhiều trường hợp lại được quyết định bởi khả năng của người lao động trong việc thiết lập các mối quan hệ để nhận được sự trợ giúp của gia đình, cộng đồng và nhà nước về công ăn việc làm. Thái độ tích cực, sự năng động và niềm tin của bản thân người lao động về khả năng tìm kiếm việc làm cũng là một trong những nhân tố quan trọng để có cơ hội tìm được việc làm phù hợp.

Hầu hết ở các khu vực ĐTH ở nước ta hiện nay thường có số lượng lao động cao nhưng chất lượng lao động không đáp ứng các yêu cầu. Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm, thất nghiệp với tỷ lệ cao là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình ĐTH, CNH. Chất lượng lao động thấp, thu nhập không ổn định, hầu như chỉ đủ trang trải cho bản thân, do vậy nhu cầu tìm được việc làm có thu nhập ổn định đủ khả năng cho chi dùng của gia đình gây nên một áp lực cho KT-XH tại khu vực ĐTH. Bên cạnh đó, thu nhập thấp cũng là lý do cản trở việc tham gia của người lao động vào các chương trình giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng lao động. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn lao động tại đô thị nói chung và vùng đang trong quá trình ĐTH nói riêng là một yêu cầu vô cùng bức thiết.

1.4.5. Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, quy mô hội tụ kinh tế đô thị

Quá trình ĐTH cũng là kết quả của quá trình CNH. Tốc độ CNH nhanh sẽ tạo nhiều việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình đó cũng tiềm ẩn những nguy cơ người lao động bị thất nghiệp khi chất lượng lao động của người lao động tại khu vực ĐTH, CNH không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về công nghệ sản xuất. Tốc độ và quy mô hội tụ kinh tế đô thị là nhân tố tổng hợp tác động trực tiếp đến tăng trưởng, phát triển kinh tế vùng đô thị. Nó thể hiện mức độ tập trung ngày càng cao các nguồn lực cho phát triển kinh tế đô thị và mức độ sôi động của các hoạt động kinh tế ở đô thị, nhất là các hoạt động phi nông nghiệp như công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Tốc độ ĐTH càng nhanh thì tốc độ và quy mô hội tụ kinh tế đô thị càng cao, nó quyết định đến số lượng, chất lượng việc làm được tạo ra, đồng thời cũng tạo ra được một môi trường KT-XH thuận lợi để người lao động có thể tiếp cận thông tin, các dịch vụ việc làm và thực hiện các dịch vụ trên thị trường lao động.

1.5. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong quá trình đô thị hoá

1.5.1. Kinh nghiệm của các tỉnh bạn

1.5.1.1. Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thị xã Phúc Yên có 10 đơn vị hành chính (6 phường: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng, Xuân Hoà, Đồng Xuân và 4 xã: Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu). Thị xã Phúc Yên có 116.898 nhân khẩu (tính đến năm 2013), mật độ dân số trung bình là 772 người/km2

; Phúc Yên có nguồn lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm trên 60% tổng dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp không cao so với tổng số lao động.

Với mục tiêu phát triển thị xã Phúc Yên thành đô thị vệ tinh của Hà Nội, quá trình phát triển công nghiệp và ĐTH có xu hướng lan toả về phía Tây có tác động mạnh mẽ đến phát triển đô thị của Phúc Yên. Thị xã Phúc

Yên đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ các khu đô thị để thu hút dân cư các vùng phụ cận của Hà Nội.

Ở Phúc Yên, các chương trình quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả. Thị xã Phúc Yên đã quan tâm triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về hỗ trợ cho lao động vùng dành đất nông nghiệp cho công nghiệp và đô thị. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện và nâng cao. Mỗi năm bình quân có 2.500 - 3.000 lao động được giải quyết việc làm. Những kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho người lao động có hiệu quả đã được áp dụng thời gian qua tại Thị xã Phúc Yên chủ yếu như sau:

- Hoàn thiện việc quy hoạch đất đai và quản lý tốt kinh phí trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Việc quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng như các khu đô thị mới cần được thông qua một cách công khai sớm trước mọi người dân và cần chỉ rõ thời gian cần thu hồi, quy mô cần thu hồi để người dân có kế hoạch chủ động trong tìm kiếm việc làm, chuyển đổi ngành nghề cũng như có kế hoạch sản xuất phù hợp.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế: việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh kinh tế công nghiệp, dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và phát triển du lịch. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại cũng đã giải quyết việc làm cho người lao động một cách có hiệu quả và tương đối bền vững vì thu nhập của người lao động ở các ngành trên cao hơn thu nhập của người lao động hoạt động nông nghiệp thuần tuý.

- Tổ chức đào tạo nghề cho nông dân: nhìn chung, nông dân Phúc Yên nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung đều có chất lượng thấp: trình độ chuyên môn chưa sâu, tay nghề còn hạn chế, còn tuỳ tiện trong sản xuất kinh doanh,… nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại, công nghiệp. Chính vì vậy, sau khi thu hồi đất, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nhận lại những lao động trong vùng giải toả làm công nhân của doanh nghiệp. Tuy

nhiên do trình độ thấp không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nên một bộ phận công nhân bị loại thải hoặc tự rút lui do không đáp ứng được yêu cầu. Chính vì vậy, đào tạo nghề cho bà con nông dân là một việc không thể thiếu. Để việc đào tạo nghề thực sự hữu hiệu cần rà soát lại hệ thống các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, xem xét nhu cầu về lao động của họ để đào tạo, ngoài ra, cần làm tốt công tác tư vấn để người lao động có thể chọn nghề phù hợp với khả năng và sức khoẻ của họ.

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ để khuyến khích người lao động tìm kiếm việc làm và phát triển sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, nếu người nông dân không được sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ rất khó khăn, vì vậy bất cứ sự trợ giúp nào cũng sẽ là tác động quan trọng giúp người nông dân nhanh chóng ổn định cuộc sống sau thu hồi đất. Các biện pháp hỗ trợ đã được thực hiện có hiệu quả như: trợ giúp về vốn, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các hộ bị mất đất trong quá trình ĐTH, các tổ chức đoàn thể cũng có thể có những hỗ trợ khác trợ giúp cho bà con nông dân thông qua các hoạt động phong trào giúp nhau làm kinh tế, làm trung gian tìm kiếm thông tin về việc làm để cung cấp cho những người có nhu cầu tìm việc làm. Ngoài ra, cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người lao động biết lượng sức mình chọn những

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)