Thực trạng việc làm và thất nghiệp tại thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 70)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1.Thực trạng việc làm và thất nghiệp tại thành phố Việt Trì

3.2.1.1. Thực trạng việc làm

Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố có sự biến động theo xu hướng tích cực. Tỷ trọng lao động trong ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm, tỷ trọng lao động trong ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ tăng. Đây cũng là xu hướng tất yếu của nhiều địa phương trong cả nước trong quá trình ĐTH. Có nhiều nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng đến xu hướng chuyển dịch lao động trong các ngành theo hướng trên như: đất Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản bị giảm đi nhiều để phục vụ cho quá trình ĐTH (làm nhà ở, xây dựng các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, trạm y tế, đất phục vụ xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất,...), do vậy số lượng việc làm ở khu vực nông thôn, đặc biệt là trong nông nghiệp phải giảm đi vì không còn phương

tiện để sản xuất; hơn nữa lợi nhuận mà người lao động làm trong ngành Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản làm ra thường thấp hơn các ngành khác đã tác động đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của lao động khu vực nông thôn, đặc biệt là lao động nông nghiệp. Năm 2006 số lượng lao động trong ngành Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản 31.000 người, tương ứng 33,77%, năm 2010 là 20.700 người, tương ứng 21,19% và đến năm 2013 số lượng này là 17.700 người, tương ứng 16,79%. Như vậy sau 8 năm, số lượng lao động trong ngành Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản giảm 13.300 người, bình quân mỗi năm giảm 1.662 người; tương ứng tỷ lệ giảm bình quân năm là 7,69%/năm. Số lượng lao động thuộc ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ năm 2006 là 60.800 người, đến năm 2013 con số này tăng lên là 77.700 người, tương ứng tăng 2.112 người/năm, tỷ lệ tăng bình quân năm là 3,57%/năm. Cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo xu hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành Công nghiệp, Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản. Điều đó phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra trên địa bàn Thành phố.

Bảng 3.11: Số lao động làm việc theo ngành kinh tế của thành phố Việt Trì

ĐVT: Người, % Năm Chỉ tiêu 2006 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động 91.800 95.500 97.700 102.000 103.100 105.400 Chia theo ngành:

- Nông, lâm, thuỷ sản 31.000 20.800 20.700 19.600 18.600 17.700 - Công nghiệp, XD 30.500 38.000 40.600 42.500 43.200 44.600 - Dịch vụ 30.300 36.700 36.400 39.900 41.300 43.100

Cơ cấu lao động (%)

- Nông, lâm, thuỷ sản 33,77 21,78 21,19 19,22 18,04 16,79 - Công nghiệp, xây dựng 33,22 39,79 41,56 41,67 41,90 42,31 - Dịch vụ 33,01 38,43 37,26 39,12 40,06 40,89

Quá trình ĐTH diễn ra đã tác động đến việc hình thành các cơ sở kinh tế mới trên địa bàn thành phố. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của hộ dân cư đã có những thay đổi tích cực theo hướng phát triển thêm nhiều ngành nghề phi nông, lâm, thuỷ sản (cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể), từ đó đã tạo ra những cơ hội làm việc cho người lao động. Theo số liệu Thống kê cho thấy số lao động tham gia trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) tăng lên hàng năm cùng với sự gia tăng của các cơ sở kinh tế. Nhu cầu thu hút lao động vào làm việc tại các cơ sở này cũng chính là số lượng việc làm trong khu vực sản xuất, kinh doanh thuộc khối doanh nghiệp và cá thể được tạo ra cho nền kinh tế. Sau 8 năm, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cá thể phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã tạo ra 87.272 việc làm, tăng 30.104 việc làm. Bình quân mỗi năm tăng 3.763 việc làm cho người lao động. Tỷ lệ việc làm của các đơn vị này tạo ra năm 2013 tăng 52,6% so với năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 6,23%/năm. Cụ thể như sau:

Bảng 3.12: Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (phi nông, lâm nghiệp và thủy sản) trên địa bàn thành phố Việt Trì

ĐVT: Người Năm Số lƣợng 2006 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 57.168 71.597 77.576 86.146 86.424 87.272 Chia ra: - Doanh nghiệp 43.814 58.263 62.037 70.881 68.894 72.090 - Cơ sở SXKD cá thể 13.354 13.334 15.539 15.265 17.530 15.182 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

Như vậy, số lượng lao động còn lại với tỷ lệ dao động qua các năm từ 17,20% (năm 2013) đến 37,73% (năm 2006) làm việc trong các cơ

quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức khác, lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, lao động tự do khác và cả những người lao động bị thất nghiệp.

Số lượng lao động có việc làm năm 2013 là 102.347 người, tăng 13.095 người so với năm 2006, tương ứng tăng 14,6%. Như vậy bình quân mỗi năm tăng 1,98%, tương ứng mỗi năm tăng 1.637 người. Ở thành phố Việt Trì, dân số trung bình sau 8 năm tăng 10,1%, trong khi số lượng lao động tăng 14,8% điều đó thể hiện một lượng lớn lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh di chuyển vào Thành phố, mặt khác số lượng người bước vào độ tuổi lao động của Việt Trì tăng nhanh hơn số lượng người ra tuổi lao động.

Theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động có việc làm của thành phố Việt Trì giảm dần qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ lao động có việc làm giảm không đáng kể, sau 8 năm tỷ lệ giảm từ 97,22% xuống còn 97,11% (giảm 0,11%). Về số tuyệt đối lượng lao động có việc làm vẫn tăng lên hàng năm, bình quân mỗi năm đều tăng trên 1.000 lao động, điều đó có nghĩa tốc độ tăng của lao động có việc làm chậm hơn tốc độ tăng của tổng số lao động.

Bảng 3.13: Số lao động, tỷ lệ lao động có việc làm của thành phố Việt Trì

ĐVT: Người, % Năm Chỉ tiêu 2006 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động (người) 91.800 95.500 97.700 102.000 103.100 105.400 Số lao động có việc làm (người) 89.252 92.811 94.939 99.097 100.145 102.347 Tỷ lệ lao động có việc làm (%) 97,22 97,18 97,17 97,15 97,13 97,10 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

3.2.1.2. Thực trạng thất nghiệp

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong tổng số lực lượng lao động tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2006 là 2,86%, đến năm 2013 là 2,98% (tăng 0,12%). Nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Việt Trì thường là cao nhất trong toàn tỉnh. Một xu hướng cho thấy ở các nơi có kinh tế xã hội càng phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao do sự chuyên môn hoá cao trong công việc. Trong những năm qua Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã chủ động và tích cực thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm phát triển sản xuất, tạo công ăn, việc làm cho người lao động như: tạo cơ chế chính sách thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thực hiện chính sách giãn, hoãn nộp thuế, cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vay vốn với mức lãi suất ưu đãi,… Tuy nhiên, do tình hình suy thoái kinh tế trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm kể từ năm 2009 đến nay.

Từ thực tế nghiên cứu cho thấy, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm qua các năm trong giai đoạn 2006-2013 có mối liên hệ với tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp cũng giảm theo và tỷ lệ lao động thất nghiệp trong xã hội ngày càng tăng lên do một phần tác động của việc thu hồi đất sản xuất trong quá trình ĐTH.

Về tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của lao động ở khu vực thành thị và nông thôn khác nhau. Đa số lao động ở khu vực thành thị nếu có việc làm thì thường sử dụng tối đa thời gian làm việc theo quy định. Tuy nhiên ở khu vực nông thôn tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động thường thấp chỉ dao động ở mức 80-82%. Do yếu tố mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến thời gian làm việc của lao động nông thôn và thu nhập của lao động nông thôn.

Bảng 3.14: Thất nghiệp của thành phố Việt Trì ĐVT: Người,% Năm Chỉ tiêu 2006 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số lao động (người) 91.800 95.500 97.700 102.000 103.100 105.400 Số lượng người thất nghiệp (người) 2.548 2.689 2.761 2.903 2.955 3.053 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,86 2,90 2,91 2,93 2,95 2,98 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Việc làm trong quá trình đô thị hóa tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 70)