Tính thống nhất trong pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên tàu biển nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 51)

thuyền viên làm việc trên tàu biển nƣớc ngoài

Tính thống nhất trong pháp luật lao động của tư pháp quốc tế Việt Nam, được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật thực chất và pháp luật xung đột về lao động có yếu tố nước ngoài có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, nghĩa là giữa điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên phải có sự thống nhất với nhau và giữa pháp luật lao động (pháp luật chung) với pháp luật lao động hàng hải (pháp luật chuyên ngành) phải thống nhất để tạo nên sự đồng bộ với nhau. Tính thống nhất còn được thể hiện thông qua sự hài hòa của các quy phạm pháp luật thực chất với các quy phạm pháp luật xung đột.

- Tính thống nhất giữa các điều ước quốc tế với pháp luật trong nước:

Về nguyên tắc, khi tham gia các điều ước quốc tế về lao động, Việt Nam đã đảm bảo các nguyên tắc chung của luật quốc tế như: Trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta Sunt Sevanda); nguyên tắc đối xử như công dân

của quốc gia mình (ví dụ Hiệp định hàng hải giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hòa Philippin năm 1992 (khoản d Điều 3): Các bên tôn trọng hợp đồng lao động, tiêu chuẩn trợ cấp xã hội và điều kiện làm việc mà nước kia đã chấp nhận đối với lao động được

thuê làm việc trên các tàu biển đã đăng ký của nước đó); ưu tiên áp dụng điều

ước quốc tế khi có sự mâu thuẫn với pháp luật quốc gia; tôn trọng pháp luật của quốc gia mà tàu mang cờ, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế về lao động hàng hải; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên và người sử dụng lao động thuyền viên phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vận dụng các quy định về thuyền viên (hay còn gọi là biện pháp nội luật hóa hoặc chuyển hướng) tinh thần của các điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa có điều kiện để tham gia. Cụ thể, về điều kiện lao động và sức khỏe thuyền viên theo các quy định của ILO đã được vận dụng và đưa vào Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 (và 2005), Bộ luật Lao động năm 2007 và các văn bản pháp luật liên quan. Đặc biệt, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành đã vận dụng các công ước của ILO, như đã cụ thể hóa các quy định có liên quan của Công ước về bảo vệ phòng ngừa tai nạn cho công nhân bốc xếp hàng hóa trên tàu năm 1932 (số 32); Công ước về phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên năm 1970 (số 134)…; các quy định đảm bảo điều kiện sống, làm việc trên tàu cũng được lưu ý trong quá trình xem xét, phê duyệt thiết kế, giám sát tàu biển khi đóng mới và những hoạt động liên quan đến không sử dụng chất độc hại, bảo vệ phòng ngừa tai nạn do nhiệt, hơi nước, hoạt động của máy móc, điện giật, hàng hóa nguy hiểm, thiết bị nâng hàng, thang máy, bố trí két nước sinh hoạt, kho lương thực, thực phẩm đã góp phần nâng cao điều kiện sống và làm việc của thuyền viên; tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên thực hiện theo Hướng dẫn số ILO/WHO/D2/1997 của ILO và WHO nhằm tạo thuận lợi cho thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển, phù hợp với quy định tại Công ước STCW 78/95.

- Tính thống nhất giữa luật lao động chung với luật hàng hải chuyên ngành về lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài:

Với đặc điểm chung là hệ thống văn bản pháp luật của các chuyên ngành này đều được pháp điển hóa và đều thể hiện được những nguyên tắc của luật quốc tế trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, việc thống nhất và bổ sung trong việc điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên Việt Nam trên tàu biển nước ngoài còn nhiều hạn chế như còn thiếu, chưa phù hợp, chưa thống nhất và còn quá nhiều văn bản dưới luật điều chỉnh trực tiếp quan hệ lao động này.

- Tính thống nhất giữa quy phạm thực chất trong nước với quy phạm

xung đột: Để điều chỉnh được quan hệ lao động thuyền viên có yếu tố nước

ngoài, hệ thống quy phạm xung đột sẽ chỉ ra hệ thống pháp luật của quốc gia nào điều chỉnh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, hoặc trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật Việt Nam trong quan hệ lao động đó thì quy phạm thực chất sẽ được áp dụng. Điều đó cho thấy quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài bao gồm cả quy phạm xung đột và quy phạm thực chất.

Các quy phạm pháp luật xung đột của Việt Nam về lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài hiện nay có số lượng không nhiều, chủ yếu là các quy phạm mang tính nguyên tắc khi xác định việc chọn pháp luật áp dụng khi có xung đột pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 51)