Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 51)

Pháp luật Việt Nam về thuyền viên nói chung đã từng bước được quy định cụ thể và chi tiết, dần phù hợp với các yêu cầu của thực tế, cũng như từng bước thúc đẩy công tác xuất khẩu thuyền viên và bảo vệ được các quyền và lợi ích của thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên tàu biển nước ngoài.

Tuy nhiên trong thực tế, bên cạnh các nguyên nhân như trình độ chuyên môn, sức khỏe, ngoại ngữ… của thuyền viên thì việc thiếu một hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp và đủ mạnh về lao động trong tư pháp quốc tế nói chung và lao động thuyền viên có yếu tố nước ngoài nói riêng cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự kém phát triển của loại hình lao động này của Việt Nam.

Ở Việt Nam trước đây, khi nói đến lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển nước ngoài người ta coi là một lĩnh vực mới, một quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài không phổ biến. Tuy nhiên, từ thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện như ngày nay, thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển nước ngoài không còn là một hiện tượng hiếm hoi trong đời sống xã hội nữa mà đã trở thành hiện tượng khá phổ biến và mang tính thời sự khi số lượng lao động ngày càng tăng lên, thu nhập ngày càng cao, các điều kiện làm việc và an sinh xã hội cho thuyền viên ngày

càng phát triển. Và cũng như mọi quan hệ khác trong xã hội, lao động thuyền viên Việt Nam trên tàu biển nước ngoài cần thiết phải được điều chỉnh bằng một hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Để từng bước hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên nói chung và thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài nói riêng, Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế đa phương và song phương, ban hành nhiều chính sách và pháp luật. Mặc dù các quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài không nhiều, nhưng hệ thống các văn bản pháp luật này được vận dụng là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên các tàu biển nước ngoài, cụ thể là:

- Hệ thống luật nội dung: bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật

lao động chung, quy phạm liên quan đến lao động trong lĩnh vực hàng hải, trong đó trực tiếp điều chỉnh các quan hệ phát sinh liên quan đến hợp đồng lao động, chế độ làm việc, đào tạo và huấn luyện, bảo hiểm.. Các quy phạm này có thể được quy định dưới các quy phạm thực chất mang tính bắt buộc hay các quy phạm xung đột. Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật về thuyền viên lao động trên các tàu biển nước ngoài của Việt Nam lại phát triển tương đối chậm chạp, chưa có quy chế riêng theo hướng đồng bộ. Do đó, cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên các tàu biển nước ngoài còn nhiều bất cập và hạn chế, dẫn đến bị chủ tàu nước ngoài lợi dụng hoặc đối xử không công bằng, tiêu cực và gây bức xúc cho người lao động.

- Hệ thống luật hình thức: bao gồm các quy phạm pháp luật về thủ tục

giải quyết các tranh chấp về lao động có yếu tố nước ngoài. Theo quy định, tranh chấp lao động được giải quyết theo con đường Tòa án (thủ tục tố tụng dân sự) hoặc Trọng tài Thương mại quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Điểm hạn chế cơ bản hiện nay về hệ thống luật hình

thức đó là các quy phạm còn chưa cụ thể, người tiến hành tố tụng chưa đủ trình độ và kinh nghiệm khi giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Nhìn chung, trong thời gian vừa qua các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ lao động là thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển nước ngoài đã được ban hành và từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những quy định riêng lẻ ở các luật riêng lẻ mà chưa phải là các quy định đồng bộ, tập trung. Nói cách khác, pháp luật lao động về thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài đã được quan tâm nhưng chưa tương xứng với yêu cầu và tầm quan trọng của lao động thuyền viên xuất khẩu. Điều này đã được một số quốc gia như Philippin, Malaysia, Trung Quốc chứng minh, đó là những quốc gia những quốc gia này có những điều kiện tương tự như nước ta nhưng họ có chính sách và pháp luật phù hợp nên thuyền viên làm việc trên các tàu biển nước ngoài ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)