Tranh chấp lao động thuyền viên và cơ chế giải quyết

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 76)

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực

hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề (Khoản 1 Điều 157 Bộ luật Lao động 2007).

Phạm vi tranh chấp, pháp luật lao động quy định bao gồm các tranh chấp cơ bản như: tranh chấp về quyền (tức là tranh chấp các quyền đã được pháp luật quy định như được hưởng lương những ngày nghỉ, tiền lương, điều kiện làm việc…) và/hoặc tranh chấp về lợi ích (bao gồm lợi ích về vật chất và lợi ích về tinh thần phát sinh trong quá trình lao động).

Về tính chất, tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa từng cá nhân người lao động với người sử dụng lao động. Đây là tranh chấp thường xuyên xảy ra và chủ yếu về tiền lương, về điều kiện làm việc, về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các vấn đề mang tính chung của tập thể quyền lợi người lao động mà không tách rời cho từng cá nhân và thường do đại diện hợp pháp của người lao động đứng ra yêu cầu. [23, tr. 542]

Thuyền viên (hoặc tập thể thuyền viên) khi có tranh chấp với người sử dụng lao động nước ngoài hay tổ chức cung ứng lao động Việt Nam về chế độ lao động theo hợp đồng hay các chế độ liên quan, theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi không thể tự thương lượng hoặc hòa giải được với nhau thì có thể giải quyết thông qua việc đề nghị các cơ quan tài phán (Tòa án hoặc Trọng tài) của quốc gia mà tàu mang cờ, hoặc của quốc gia theo hợp đồng. Khi giải quyết của các cơ quan tài phán không thỏa mãn yêu cầu phù hợp của thuyền viên thì họ có thể sử dụng phương thức đình công (là sự ngừng việc tập thể có tổ chức của thuyền viên trên tàu đó hoặc các thuyền viên Việt Nam ở tàu khác cùng quốc tịch với tàu có chế độ lao động không phù hợp, nhằm gây áp lực buộc người sử dụng lao động hoặc các chủ thể khác phải thỏa mãn một hoặc một số yêu cầu của tập thể thuyền viên.

Trong trường hợp giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài theo con đường Tòa án được thực hiện theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2005 và các văn bản pháp luật liên quan, được xác định gồm thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt.

Về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam (quy định tại Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2005), Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động; tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể…; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của tòa án nước ngoài hoặc quyết định lao động của trọng tài nước ngoài (Điều 32) [17].

Về thẩm quyền riêng (quy định tại Điều 410 khoản 2, Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2005), Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với các tranh chấp như: bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam (các chủ tàu có đại diện tại Việt Nam); vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam (chủ tàu Việt Nam thuê tàu nước ngoài hoặc tàu mang quốc tịch nước ngoài và thuê thuyền viên Việt Nam).

Trong trường hợp giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài theo con đường Trọng tài Việt Nam hoặc trọng tài nước ngoài thì được thực hiện theo Quy chế của tổ chức trọng tài Việt Nam hoặc Tổ chức trọng tài nước ngoài.

Hiện nay, trong thực tế Việt Nam, có một số hướng giải quyết tranh chấp lao động của thuyền viên gồm:

- Đối với các tranh chấp của thuyền viên Việt Nam với chủ tàu nước ngoài về chế độ lao động được giải quyết theo hợp đồng cung ứng lao động. Nghĩa là khi thuyền viên có khiếu nại hay khởi kiện về chế độ lao động thì tổ chức cung ứng thuyền viên của Việt Nam sẽ đại diện cho thuyền viên đó giải quyết với bên nước ngoài (ví dụ trong hợp đồng thuyền viên của công ty INLACO Hải Phòng với thuyền viên khi làm việc trên các tàu biển nước ngoài đều ghi rõ điều khoản này trong hợp đồng thuyền viên).

- Đối với tranh chấp về chế độ lao động của thuyền viên giữa tổ chức cung ứng thuyền viên Việt Nam với bên nước ngoài thường được giải quyết theo pháp luật của bên nước ngoài hoặc của bên thứ ba (ví dụ trong hợp đồng giữa Công ty vận tải biển và xuất khẩu lao động Việt Nam với Công ty NYK Shipmanagement PTE (Singapore) năm 2006 quy định việc giải quyết tranh chấp về chế độ lao động của thuyền viên Việt Nam theo hợp đồng cung ứng thuyền viên tại Hội đồng trọng tài Hàng hải London (the London Maritime Arbitrator Association-LMAA) và theo Luật trọng tài Anh năm 1996 (Arbitration Act 1996).

- Trong một số trường hợp nhất định, về điều khoản tranh chấp của hợp đồng lao động lại được áp dụng theo luật quốc tịch của thuyền viên (ví dụ trong hợp đồng cung ứng giữa Công ty vận tải biển và xuất khẩu lao động (Việt Nam) với công ty Nissho (Nhật Bản) quy định, nếu tranh chấp về chế độ lao động mà các bên không tự giải quyết được thì sẽ đưa ra trọng tài của nước mà thuyền viên cư trú (will be referred to arbitration in crew member’s home countries).

Theo luật lệ của Anh, tranh chấp lao động trong lĩnh vực hàng hải là tranh chấp giữa thuyền viên với chủ tàu có liên quan đến một phần hoặc toàn bộ điều kiện của việc làm, sử dụng hay không sử dụng thuyền viên, phân công đúng trình độ chuyên môn, trách nhiệm kỷ luật… Để bảo vệ cho thuyền viên,

pháp luật quy định: Đối với thuyền viên đang làm việc trên tàu, thì thuyền viên đó phải rời tàu để tiến hành khởi kiện tại tòa án với điều kiện phải thông báo cho thuyền trưởng biết trước 48 giờ và tàu đó đang neo ở trong lãnh thổ của nước Anh. Việc yêu cầu thuyền viên rời tàu mới tiến hành khởi kiện nhằm tránh bị ép buộc đi tàu trong vòng 48 giờ từ lúc đưa thông báo, kể cả trong trường hợp điều khoản của hợp đồng lao động có quy định không cho thuyền viên kiện cáo. Khi có thông báo của thuyền viên về việc khởi kiện, thuyền trưởng được chủ tàu phải có những biện pháp đáp ứng ngay cho thuyền viên như thanh toán ngay lập tức các khoản thu nhập của thuyền viên tính đến lúc tranh chấp lao động; đảm bảo tàu và thiết bị máy móc đều ở trong điều kiện an toàn và có khả năng đi biển được để tàu có thể tiếp tục hành trình ngay sau khi giải quyết xong vụ tranh chấp và các khâu bảo trì của con tàu đều được ghi lại; tên những thuyền viên tham gia tranh chấp được ghi vào sổ nhật ký chính thức của tàu để không làm cho cuộc tranh chấp trở nên căng thẳng. Trong trường hợp có tổ chức đình công trên tàu biển và có những hành động ngăn cản thuyền viên khác làm việc, thì thuyền trưởng ra lệnh cho các thuyền viên không tham gia đình công tiếp tục làm việc và không có ý ngăn cản hay phá hoại cuộc đình công đó.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận văn trình bày về thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài ở Việt Nam. Thông qua việc trình bày và phân tích một cách tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về một số chế định cơ bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thuyền viên Việt Nam khi ký kết và thực hiện hợp đồng lao động trên tàu biển nước ngoài, từ đó đưa ra một số kết luận sau:

1. Về những mặt đã đạt được: Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền

viên làm việc trên tàu biển nước ngoài, về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu chung về điều chỉnh quan hệ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu

biển nước ngoài, bao gồm các chế định cơ bản như điều kiện làm việc của thuyền viên Việt Nam trên tàu biển nước ngoài, về hợp đồng lao động, về quyền và lợi ích của thuyền viên, về cơ chế giải quyết tranh chấp.

2. Về những hạn chế, tồn tại: Mặc dù đã thể hiện được những nguyên

tắc cơ bản của pháp luật lao động Việt Nam khi điều chỉnh quan hệ lao động của thuyền viên Việt Nam trên tàu biển nước ngoài. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy, pháp luật lao động Việt Nam về vấn đề này còn tồn tại những điểm hạn chế như: hệ thống quy phạm pháp luật thực chất trong nước (các quy phạm trong hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam) còn thiếu, chưa điều chỉnh đầy đủ các hoạt động liên quan đến thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài; chưa có sự đồng bộ giữa pháp luật lao động chung với pháp luật hàng hải chuyên ngành về lao động thuyền viên. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa tham gia đủ các điều ước quốc tế tối thiểu và cần thiết để có đủ cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên tàu biển nước ngoài.

3. Qua tham khảo pháp luật về lao động thuyền viên của một số quốc gia cho thấy, để thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động thuyền viên và bảo vệ quyền lợi cho thuyền viên, nhất là đối với các thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài thì đòi hỏi quốc gia đó phải có những chính sách đồng bộ, từ khâu ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, trong đó chú trọng tới việc yêu cầu các tổ chức cung ứng thuyền viên phải thương lượng để đảm bảo thuyền viên được hưởng các quyền tối thiểu về điều kiện làm việc, chế độ tiền lương và an sinh. Đồng thời thường xuyên quản lý và hỗ trợ tích cực cho các thuyền viên.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 76)