Để điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên làm việc trên tàu biển nói chung, các tổ chức quốc tế, các quốc gia đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật cũng như thừa nhận các tập quán quốc tế, các tiền lệ được áp dụng và giải quyết tranh chấp liên quan đến thuyền viên. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động là thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật bao gồm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc gia, các tập quán quốc tế và các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên và pháp luật nước ngoài phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam.
Lao động hàng hải được coi là loại hình lao động đặc thù và có tính quốc tế hóa cao khi phải thường xuyên đối mặt với nhiều hiểm họa của biển và làm việc trong môi trường quốc tế đa quốc tịch. Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng hải, trong đó có lao động là thuyền viên trên biển, các tổ chức quốc tế và các quốc gia đã thống nhất ban hành các văn bản pháp lý mang tính quốc tế, hay công nhận quy tắc, tập quán hàng hải để áp dụng cho các hoạt động hàng hải của mình. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình hội nhập
toàn diện với thế giới nên vẫn còn có những hạn chế nhất định về mặt luật pháp để thúc đẩy các hoạt động hàng hải phát triển, và chúng ta có thể nghiên cứu, so sánh với hệ thống pháp luật quốc tế, hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
Để điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển nước ngoài, bao gồm các văn bản sau đây.