trong nƣớc để tạo cơ sở cho thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên tàu biển nƣớc ngoài
Trên cơ sở những định hướng cơ bản trên, việc xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật lao động thực chất bao gồm những chế định cơ bản sau đây.
a) Quy định về điều kiện tuyển dụng và thuê thuyền viên Việt Nam
Cần quy định cụ thể về trường hợp thuyền viên Việt Nam trước khi ký hợp đồng làm việc trên tàu biển nước ngoài phải được đào tạo, huấn luyện theo tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với quy định của luật hàng hải quốc tế và luật lao động, hàng hải của Việt Nam: trình độ chuyên môn, sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc; nên sửa đổi quy định về độ tuổi lao động mà thuyền viên Việt Nam được đi làm việc trên tàu biển nước ngoài khi đáp ứng được các tiêu chuẩn khác thì có thể thấp hơn so với quy định hiện nay là 18 tuổi. Mức độ tuổi đề nghị là từ đủ 16 tuổi trở lên (phù hợp với quy định chung của quốc tế và bằng với Philippin. Đối với Anh là từ 16 đến dưới 18 nếu đáp ứng được các điều kiện cụ thể thì được quyền lao động trên tàu biển nước ngoài).
b) Về đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn
Yêu cầu chủ tàu (người sử dụng lao động) hoặc người cung ứng lao động phải hỗ trợ về kinh phí đào tạo và huấn luyện đối với thuyền viên đã đi làm việc trên tàu biển (có thể quy định cụ thể về chính sách ưu đãi học nghề đối với người học nghề hàng hải, giống như Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án "hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020" theo đó những khoản phí người lao động được hỗ trợ để nâng cao trình độ văn hóa, học nghề, ngoại ngữ, hộ chiếu, visa…); quy định cụ thể về việc công nhận bằng cấp chuyên môn giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền viên; cần rút ngắn thời gian đào tạo (cơ bản) khi gắn liền với huấn luyện (có thâm niên công tác trên tàu biển). Hiện nay, thuyền viên được cấp bằng sĩ quan hàng hải mức không hạn chế phải tốt nghiệp trình độ Đại học và Cao đẳng trở lên và theo các quy trình hiện này thì đào tạo được một thuyền trưởng phải mất khoảng 10 đến 15 năm, trong khi đó với quy định của Nhật Bản hay Philippin chỉ mất từ 7 đến 10 năm.
c) Về điều kiện thuê thuyền viên Việt Nam
Phải là những chủ tàu có uy tín, làm việc trên các tàu đủ tiêu chuẩn quốc tế hoặc chủ tàu phải có những cam kết cụ thể về chế độ làm việc, điều kiện làm việc, tiền lương của thuyền viên và những phúc lợi khác với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam (thông qua tổ chức cung ứng thuyền viên); quản lý chặt chẽ và có biện pháp hỗ trợ đối với những thuyền viên làm việc trên các tàu biển treo "cờ thuận tiện", những chủ tàu mới ký thuê thuyền viên lần đầu, những tàu biển hành trình đi và đến những vùng nguy hiểm như có chiến sự, dịch bệnh hay các yếu tố nguy hiểm khác (ví dụ, Tổ chức quản lý thuyền viên của Philippin luôn quản lý chặt chẽ số thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài, liên tục khuyến cáo đối với các tổ
chức cung ứng thuyền viên và thuyền viên làm việc trên các tàu treo cờ thuận tiện và các tuyến đặc biệt lưu ý như tuyến đến là vùng chiến sự, dịch bệnh, xã hội bất ổn ở châu Phi hay Nam Mỹ…).
Thuyền viên Việt Nam phải được trang bị kiến thức về pháp luật: pháp luật lao động Việt Nam, các công ước quốc tế về lao động và hàng hải, nội quy lao động trên tàu biển nước ngoài mà thuyền viên đó làm việc.
d) Quy định về điều kiện làm việc tối thiểu để thuyền viên Việt Nam
làm việc trên tàu biển nói chung
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: đảm bảo theo quy định của luật pháp quốc tế, luật pháp mà tàu mang cờ theo hướng có lợi cho người lao động và phải phù hợp theo quy định của Việt Nam (một ngày không quá 8 giờ và một tuần không quá 48 giờ; mỗi ca trực đối với sĩ quan, thuyền viên nghiệp vụ hàng hải cách nhau không ít hơn 8 giờ…), tối thiểu phải được nghỉ các ngày lễ theo quy định của luật lao động Việt Nam (09 ngày); đối với thuyền bộ mà có 100% là thuyền viên Việt Nam thì nội quy làm việc trên tàu cần được tham khảo ý kiến của người đại diện thuyền viên Việt Nam (Công đoàn).
Về khu vực sinh hoạt, phương tiện giải trí, cung cấp lương thực thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y tế, bảo vệ an ninh trên tàu biển: phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế và Việt Nam.
đ) Chế độ bảo hiểm và an sinh đối với thuyền viên
Quy định cụ thể về việc phí đóng bảo hiểm đối với thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên tàu biển nước ngoài, bởi vì chế độ lương của thuyền viên khi làm việc trên các tàu biển nước ngoài khác nhau là không giống nhau. Mặt khác thuyền viên còn phải có thời gian nghỉ trên bờ để cập nhật kiến thức và phục hồi sức khỏe nên không được hưởng lương như đang làm việc trên biển.
Cần có chính sách đãi ngộ đối với lao động hàng hải để khuyến khích việc phát triển và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp của thuyền viên như không
thu thuế thu nhập cá nhân, giống như trường nguồn tiền hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về để đầu tư, phát triển đất nước.
e) Quy định về tổ chức Công đoàn
Cần thành lập Công đoàn thủy thủ Việt Nam là thành viên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhằm thống nhất bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho thuyền viên Việt Nam nói chung và thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển nước ngoài nói riêng, đồng thời có khả năng kiến nghị đối với Nhà nước về các chính sách phát triển, quản lý và quy hoạch đội ngũ thuyền viên, tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ thuyền viên khi ký kết hợp đồng, thực hiện chế độ lao động và hỗ trợ khi có tranh chấp xảy ra.
Trên cơ sở bổ sung các quy phạm pháp luật về Công đoàn thủy thủ, cho phép tổ chức này tham gia với các tổ chức Công đoàn, hiệp hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thuyền viên như ITF, ISF và mở rộng quan hệ quốc tế đến các quốc gia như Công đoàn thủy thủ Nhật Bản, Công đoàn thủy thủ Hàn Quốc…; phối hợp với Hiệp hội chủ tàu Việt Nam trong việc đấu tranh với chủ tàu nước ngoài bảo đảm các chế độ lao động cho thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên các tàu biển nước ngoài phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu do các công ước quốc tế liên quan và pháp luật Việt Nam quy định [12].