Quy định cụ thể cách thức giải quyết vấn đề xung đột pháp luật để điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên có yếu tố nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 99)

luật để điều chỉnh quan hệ lao động thuyền viên có yếu tố nƣớc ngoài

a) Chọn luật điều chỉnh chế độ lao động

Trong trường hợp có xung đột pháp luật về chế độ lao động, Việt Nam có thể quy định việc áp dụng pháp luật lao động Việt Nam hoặc khuyến khích các bên trong quan hệ lao động dẫn chiếu tới pháp luật lao động Việt Nam, vì đây là những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đặc biệt là vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động. Đối với pháp luật lao động trong nước, đây là những điều khoản mà

các bên không được quyền thỏa thuận mà phải bắt buộc đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu do Nhà nước đưa ra nhằm bảo vệ người lao động. Do đó, việc quy định chế độ lao động nói chung hay về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với thuyền viên phải tuân theo luật hàng hải quốc tế, tập quán lao động hàng hải quốc tế (ITF, ISF) hoặc pháp luật lao động của Việt Nam. Trong trường hợp cụ thể, yêu cầu các bên phải thể hiện cụ thể, chi tiết, rõ ràng trong hợp đồng lao động.

b) Chọn luật điều chỉnh về bảo hiểm, công đoàn

Về bảo hiểm: Về cơ bản, chế độ bảo hiểm đối với thuyền viên là không có những xung đột, vì luật pháp quốc tế, người sử dụng lao động đều mong muốn bù đắp cho thuyền viên và gia đình thuyền viên một số tiền nhất định khi thuyền viên đó bị ốm đau, thương tật hay chết. Pháp luật về lao động thuyền viên của hầu hết các quốc gia đều quy định mức độ tối thiểu đối với khoản tiền bảo hiểm, như đối với Hàn Quốc, yêu cầu bảo hiểm cho thuyền viên bị chết là không dưới 50.000 USD, Nhật Bản là không dưới 80.000 USD. Ở Việt Nam, mức bảo hiểm thuyền viên do Bảo Việt và Bảo Minh cung cấp dịch vụ tối thiểu là 25.000 USD. Vậy trong trường hợp thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài mà ở đó, thuyền viên theo quy định của pháp luật quốc gia mà tàu mang cờ quy định khoản tiền bù đắp ốm đau hay thương vong của thuyền viên cao hơn Việt Nam thì cần quy định chế độ bảo hiểm theo pháp luật của quốc gia mà tàu mang cờ và phải ghi nhận cụ thể trong hợp đồng. Trong trường hợp khác phải quy định mức tối thiểu theo pháp luật Việt Nam.

Về tham gia tổ chức công đoàn: Trong trường hợp quốc gia mà tàu mang quốc tịch quy định thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên tàu biển của quốc gia đó (không kể quốc tịch) phải đóng phí công đoàn (phí này do người sử dụng lao động phải trả và trích từ lương của thuyền viên) để tổ chức công đoàn này bảo vệ các quyền và lợi ích của thuyền viên, mặc dù thuyền viên

nước ngoài này không phải là công đoàn viên. Do đó, trong khi Việt Nam chưa thành lập tổ chức Công đoàn thủy thủ, cũng như chưa tham gia ITF hay các tổ chức công đoàn quốc tế khác thì pháp luật cũng cần quy định thuyền viên Việt Nam cần và/hoặc được tham gia các tổ chức công đoàn này để tổ chức này bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho thuyền viên Việt Nam trên cơ sở luật pháp quốc tế về lao động hàng hải.

c) Chọn luật điều chỉnh quan hệ tranh chấp lao động

Pháp luật lao động Việt Nam hiện nay cũng đã cho phép, trong hợp đồng lao động mà có một bên là người nước ngoài thì được phép chọn luật và cơ quan tài phán của một trong hai bên hoặc chọn luật, tập quán quốc tế và cơ quan tài phán của nước thứ ba (Điều 4 Quyết định số 47/2005/QĐ-BGTVT) [1]. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có hướng dẫn cụ thể, trong trường hợp các phán quyết của Tòa án hay Trọng tài phân xử tranh chấp đó chưa thỏa mãn các yêu cầu của người lao động thì tập thể người lao động (các thuyền viên Việt Nam trên tàu biển đó hoặc trên các tàu biển khác) có được quyền đình công hay không?. Nên trong trường hợp cụ thể nhất định, nhằm bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, pháp luật Việt Nam cần có quy phạm xung đột, cho phép trong trường hợp nhất định, thuyền viên Việt Nam được quyền đình công trên tàu biển nước ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 99)