Hoàn thiện pháp luật về lao động về thuyền viên nhằm đáp

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 90)

ứng tình hình phát triển chung của thị trƣờng thế giới về lao động trên biển

Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh về tàu biển của các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc nói riêng (những quốc gia phát triển về vận tải biển và thuê tới 90 % thuyền viên nước ngoài) thì Việt Nam đang trở thành một địa chỉ đáng tin cậy, trong đó cung cấp nhiều sĩ quan, thuyền viên có trình độ chuyên môn tốt, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc công nghiệp, có thể vận hành và khai thác được các tàu chuyên dụng (tàu container, tàu LNG, tàu chở hàng rời siêu lớn), đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia này.

Việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật thực chất (bao gồm thực chất trong nước và thực chất thống nhất) và quy phạm xung đột về lao động thuyền viên nói chung theo hướng thúc đẩy công tác xuất khẩu thuyền viên trên cơ sở học tập kinh nghiệm của một số quốc gia khác có chính sách về thuyền viên tương tự như Việt Nam, cũng như phát huy những thế mạnh mà thuyền viên Việt Nam có được do yếu tố truyền thống riêng biệt. Đây cũng chính là những biện pháp cụ thể và hữu hiệu nhằm góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển kinh tế biển

của đất nước nói riêng, kể cả hướng tới việc củng cố và phát triển nền quốc phòng hướng ra biển của đất nước trong hiện tại và tương lai khi thuyền viên Việt Nam được thử nghiệm và rèn luyện trong môi trường làm việc chuẩn mực và hiện đại của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về công nghệ hàng hải.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 90)