Yêu cầu của việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật lao động về thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 89)

lao động về thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nƣớc ngoài

Đứng trước các thời cơ và thách thức của tình hình vận tải thế giới liên quan đến vận tải và lao động hàng hàng hải của Việt Nam như trên, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động về thuyền viên nhằm phù hợp với các quy định cơ bản của WTO về các nghĩa vụ của các quốc gia là thành viên, bảo đảm đúng các cam kết mở cửa thị trường, tự do hóa dần từng bước với việc cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực giao thông vận tải. Để từng bước thực hiện mục tiêu đó, hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này cần được quy định cụ thể, phù hợp với chiến lược về phát triển kinh tế biển nói chung và xuất khẩu lao động thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài nói riêng. Cụ thể gồm:

Thứ nhất: Xuất phát từ những định hướng của Đảng và Nhà nước như

Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa X) về đẩy mạnh xuất khẩu lao động, cần thiết phải có chiến lược cụ thể xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về xuất khẩu lao động thuyền viên, coi đây là một trong

những động lực quan trọng để phát triển đội tàu, cảng biển để nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước chiếm lĩnh và tăng thêm thị phần vận tải trong khu vực và thế giới, trong đó cần chú trọng tới việc hỗ trợ và tạo điều kiện để: tăng thị phần xuất khẩu lao động thuyền viên, tạo môi trường để nâng cao chất lượng cho thuyền viên để họ trực tiếp cọ xát với thị trường vận tải khu vực và thế giới; giữ vững những thị trường đã có và tăng dần số lượt người lao động tại các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…; mở rộng thị trường khu vực sang các quốc gia như Singapore, Malaysia tiến tới tham gia vào thị trường các nước châu Âu như Pháp (là thị trường đã sử dụng thuyền viên VN từ những năm 90), Đức, Đan Mạch, Na Uy... Hiện nay, xuất khẩu thuyền viên đang được một số doanh nghiệp tiến hành một cách riêng lẻ và không đồng bộ. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về lao động Việt Nam với nước ngoài là Cục Quản lý người lao động với nước ngoài trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, là cơ quan quản lý chung về xuất khẩu lao động Việt Nam, cần nghiên cứu những cơ chế, chính sách cũng như quy định chung về lao động Việt Nam với nước ngoài để đảm bảo rằng những chính sách này phù hợp với tính chất ngành nghề hàng hải. Vì vậy cơ quan này cần có những bộ phận chuyên trách về lĩnh vực xuất khẩu thuyền viên hoặc thành lập một cơ quan quản lý về xuất khẩu thuyền viên có thẩm quyền cao hơn nữa (quyềnố quốc gia thành lập Ủy ban quản lý thuyền viên Quốc gia), với những nhiệm vụ chính như: thực hiện dịch vụ xuất khẩu thuyền viên; giám sát và hỗ trợ các chính sách, pháp luật liên quan đến thuyền viên; trợ giúp pháp lý cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước thuê thuyền viên khi có tranh chấp xảy ra; quản lý thống nhất thuyền viên theo mã số để đảm bảo chất lượng chuyên môn, kỷ luật; đưa ra những khuyến nghị về nghề nghiệp mang tính Nhà nước về lao động thuyền viên cho các chủ tàu, các công ty môi giới thuyền viên và các thuyền viên như vùng nguy hiểm, cảnh báo bệnh tật, tai nạn lao động

Thứ hai: Trên cơ sở thực trạng hệ thống pháp luật lao động chung và pháp luật chuyên ngành hàng hải về lao động thuyền viên Việt Nam trên tàu biển nước ngoài, việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật công mang tính bắt buộc, trong đó chú trọng tới: các điều khoản tối thiểu về chế độ lương, chế độ làm việc, điều kiện làm việc, nội quy làm việc. Để đạt được những mục tiêu trên, về phía Nhà nước: cần xây dựng khung pháp lý chung để định hướng và quản lý công tác xuất khẩu thuyền viên như ban hành Hợp đồng mẫu về lao động thuyền viên; quy định các điều kiện tối thiểu phải đảm bảo khi cung ứng thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài. Đối với các tổ chức cung ứng thuyền viên: xây dựng các quy tắc hợp tác với đối tác nước ngoài, đồng thời tăng cường sự quản lý và hợp tác với thuyền viên thông qua "Các quy định làm việc", "Các quy định hoạt động của các thành viên", không được cung cấp hợp đồng khác mẫu và các điều khoản giả hoặc sử dụng các phụ lục trái ngược với hợp đồng tiêu chuẩn; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên các tàu biển nước ngoài như: lương cơ bản của thuyền viên khi làm thuê cho nước ngoài không được thấp hơn mức quy định trong hợp đồng tiêu chuẩn; các công ty thành viên không được thu phí dịch vụ cao hơn mức quy định của Nhà nước; chế độ làm việc và điều kiện làm việc phải đảm bảo từ mức an toàn tối thiểu trở lên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc ban hành các quy phạm thực chất mang tính bắt buộc còn dành cho chính các tổ chức cung ứng thuyền viên và bản thân thuyền viên như phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh thông qua việc thiết lập một trật tự cạnh tranh hợp lý; ngăn chặn tình trạng "chạy sô" của các thuyền viên. Yêu cầu các tổ chức cung ứng thuyền viên phải tiến hành những biện pháp huấn luyện thực tế về kỹ năng và sức khỏe cho thuyền viên theo quy định của pháp luật để nâng cao chất lượng thuyền viên xuất khẩu; có chính sách giám sát việc áp dụng quy định về pháp luật lao động nói chung và có chế tài nghiêm khắc những chủ thể vi phạm các quy định hoạt động nhằm tạo sức cạnh tranh tổng hợp

của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thuyền viên thế giới. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường quan hệ với các đối tác nước ngoài, cải tiến cơ chế quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép và quản lý xuất khẩu; ký hợp đồng cung ứng thuyền viên với đối tác nước ngoài; quy định phí dịch vụ xuất khẩu phù hợp cho từng giai đoạn, hỗ trợ về chính sách đối với các tổ chức cung ứng thuyền viên để phát triển đội ngũ thuyền viên đa năng (đủ khả năng làm việc trên tất cả các loại tàu, nhất là những loại tàu siêu lớn, tàu có công nghệ cao).

Một vấn đề không kém phần quan trọng đó là việc quản lý, xử lý đối với những thuyền viên vi phạm pháp luật chung, đặc biệt vi phạm các quy định về an toàn lao động trên tàu biển, các vi phạm khác như trốn ở lại nước ngoài trái phép, đi bờ quá thời gian cho phép... Đây cũng là những yếu tố quan trọng nhất của các chủ tàu nước ngoài khi thuê thuyền viên, do đó ngoài những yêu cầu chất lượng chuyên môn, chủ tàu còn phải quan tâm đến ý thức pháp luật của thuyền viên, kèm theo đó là chất lượng của tổ chức quản lý thuyền viên, và đây cũng là mối quan tâm của người thuê tàu (chủ hàng hoặc đại diện chủ hàng), người bảo hiểm và các nhà chức trách ngành hàng hải của nước mà tàu mang cờ quốc tịch.

Thứ ba: Trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về

công tác đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ cho thuyền viên để xuất khẩu lao động như Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ thì Việt Nam cần phải có những quy phạm pháp luật cụ thể để hỗ trợ việc đào tạo, huấn luyện thuyền viên có khả năng làm việc trên mọi loại tàu biển. Nhiệm vụ này cần phải được bắt đầu từ trong các trường hàng hải, đến các công ty vận tải biển và các trung tâm huấn luyện. Tuy nhiên, các công ty có thể chủ động thực hiện công tác này khi họ tìm được đối tác ký hợp đồng cho thuyền viên đi thực tập trên các tàu nước ngoài hoặc trao đổi thuyền viên giữa các công ty có đội tàu chuyên dụng khác nhau.

Thuyền viên Việt Nam khi làm việc trên các tàu biển nước ngoài đã dần cạnh tranh được với thuyền viên đến từ các quốc gia có trình độ tương tự như Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ như đã đảm nhiệm được các chức danh như thuyền trưởng, máy trưởng trên các tàu vận tải biển thuộc loại lớn nhất thế giới (trọng tải đăng ký tới 230.000 tấn), trình độ lao động là sĩ quan thuyền viên hàng hải xuất khẩu chiếm tới 90% có trình độ đại học, cao đẳng; đội ngũ thủy thủ trực ca boong, máy chiếm tới 88% có trình độ từ trung cấp, sơ cấp hàng hải (trong số thủy thủ này còn có khoảng 12% có trình độ đại học và cao đẳng do mới ra trường nên phải có thời gian thực hành nghề thủy thủ để sau đó có thâm niên mới học và thi mức sĩ quan vận hành); đội ngũ phục vụ (các thuyền viên khác trên tàu biển như thợ hàn, y sĩ, phục vụ viên..) có trình độ từ trung cấp chuyên môn trở lên. Về cơ bản, đội ngũ thuyền viên Việt Nam được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn; lao động có kỷ luật, cần cù. Tuy nhiên thuyền viên Việt Nam cũng có những hạn chế cơ bản như yếu về kiến thức thực hành, hạn chế ngoại ngữ; chưa được đào tạo làm việc trong môi trường quốc tế.

Trong quy hoạch phát triển vận tải biển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Chính phủ (Quyết định số 1195/2003/QĐ-TTg ngày 04/11/2003) đã nêu rõ: phát triển được đội tàu biển trong nước nhằm nâng cao tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến năm 2020 là 35 % và tỷ lệ vận tải biển nội địa đạt 100%; đồng thời, phát triển mà mở rộng các hoạt động dịch vụ và xuất khẩu thuyền viên, trong đó đào tạo mới khoảng 26.000 sĩ quan thuyền viên hàng hải và khoảng 10.000 thuyền viên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức (chưa kể đến khoảng 20.000 lao động hàng hải khác trên tàu biển như bác sĩ, thợ hàn, quản trị trưởng, phục vụ…).

Thứ tư: Với đặc thù của nghề nghiệp cũng như tính quốc tế hóa cao thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động hàng hải, trong đó cần lưu ý việc "nội luật hóa" theo tinh thần của các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam chưa có điều kiện để tham gia; bổ sung các quy phạm xung đột

trong những vấn đề liên quan đến hướng giải quyết trong những tình huống cụ thể đối với quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài. Đây chính là các quy phạm thực chất, và là cơ sở quan trọng, tạo nền tảng cho các hoạt động xuất khẩu và quản lý thuyền viên khi làm việc cho tàu biển nước ngoài; chú trọng hoàn thiện hệ thống quy phạm thực chất thống nhất thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương về hàng hải và lao động. Đây là nguồn pháp luật và là hướng phát triển phù hợp khi lĩnh vực lao động hàng hải có tính quốc tế hóa cao.

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động Việt Nam về thuyền viên làm việc trên các tàu vân tải biển nước ngoài, thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)