và ký kết các điều ƣớc quốc tế song phƣơng về lao động hàng hải
Trong xu thế hội nhập toàn diện với thế giới, đặc biệt là việc tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và khu vực, nên trong lĩnh vực pháp luật nói chung, Việt Nam cần tích cực và chủ động tham gia và ký kết các điều ước quốc tế đa phương và song phương, công nhận các tập quán quốc tế để tạo tính thống nhất giữa các quốc gia trong lĩnh vực vận tải biển nói chung và thuyền viên nói riêng; hướng dẫn cụ thể, chi tiết các nội dung mới sửa đổi, bổ sung của các công ước quốc tế đã tham gia. Cụ thể là Việt Nam cần sớm ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện những quy định mới nhất về hội nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu thuyền viên; phê chuẩn Công ước quốc tế về lao động hàng hải năm 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế (dự kiến có hiệu lực vào năm 2011) nhằm thống nhất hóa các quy định liên quan đến thuyền viên, trong đó bao gồm cả thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài. Hiện nay, số lượng các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam tham gia, ký
kết, gia nhập về lĩnh vực lao động còn rất hạn chế; các điều ước quốc tế song phương thì chưa nhiều và/hoặc chưa quy định cụ thể về lĩnh vực lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển của quốc gia thành viên kia; việc phổ biến, tuyên truyền về các điều ước quốc tế liên quan đến lao động hàng hải đến các tổ chức cung ứng thuyền viên cũng như các thuyền viên Việt Nam chưa mang tính toàn diện, nên thuyền viên hay các tổ chức cung ứng lao động này chưa tạo ra được thế mạnh khi thảo luận và ký kết hợp đồng lao động mà chủ yếu là dựa trên những hợp đồng do phía nước ngoài đưa ra