5. Kết cấu luận văn
4.4.3. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ
- Về Chính sách hỗ trợ đầu tư còn chưa nhất quán, dàn trải, chưa thể hiện rõ trọng tâm trọng điểm, dẫn đến không tập trung được nguồn lực thích đáng cho các mục tiêu chiến lược và lãng phí vốn; chính sách không ổn định, hay thay đổi nên không tạo được sự chủ động chuẩn bị cho NHPT trong tổ chức triển khai, đặc biệt là các chương trình dự án lớn. Do vậy, chính sách hỗ trợ đầu tư cần phải nhất quán, thể hiện rõ trọng tâm, trọng điểm.
- Đối tượng được hưởng TDĐT của Nhà nước cần được rà soát chặt chẽ, tránh bao cấp tràn lan, phù hợp với khả năng nguồn lực của đất nước trong từng giai đoạn; bảo đảm những dự án, lĩnh vực đầu tư hưởng TDĐT là những dự án cần thiết cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Việc quy định lãi suất ưu đãi thấp so với lãi suất thị trường trong một thời gian dài đã gây căng thẳng về vốn và cấp bù của NSNN đối với hoạt động TDĐT của Nhà nước. Hơn nữa, lãi suất cho vay được cố định trong suốt thời gian vay vốn không thực sự phù hợp với hoạt động TDĐT của Nhà nước vì thời hạn cho vay dài. Trong những thời kỳ lãi suất thị trường biến động tăng liên tục ở mức cao thì gánh nặng cấp bù chênh lệch lãi suất càng lớn, ảnh hưởng tới cân đối chính ngân sách quốc gia, làm gia tăng rủi ro tài chính đối với NHPT. Do vậy lãi suất cho vay TDĐT nên tiệm cận dần với lãi suất thị trường nhằm giảm dần hỗ trợ từ NSNN thông qua cấp bù chênh lệch lãi suất.
- Nâng vốn điều lệ cho NHPT: Trong điều kiện hiện nay, việc tăng cường tiềm lực tài chính cho NHPT là rất cần thiết nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ các mục tiêu chiến lược của Chính phủ. Vì vậy, đề nghị Chính phủ xem xét dành một phần vốn hàng năm từ phát hành trái phiếu Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ cho NHPT.
- Chính phủ cần có định hướng phát triển đối với từng ngành, từng địa phương cho phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế đất nước. Trên cơ sở đó, các Bộ ngành, địa phương xây dựng các quy hoạch phát triển tổng thể. Từ đó, các doanh nghiệp có quyết định đầu tư đúng đắn, tránh lãng phí như hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Các Bộ ngành tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng các tiêu chuẩn trung bình của ngành. Hệ thống các tiêu chuẩn này trước hết là giúp cho việc quản lý tốt hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mà các bộ phận quản lý. Thêm vào đó, sẽ giúp cho các ngân hàng trong công tác thẩm định dự án được hoàn thiện hơn bởi có chỉ tiêu để đánh giá, và so sánh các chỉ tiêu của dự án với mặt bằng chung của toàn ngành.
- Trong việc lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, đề nghị các Bộ ngành liên quan có những hướng dẫn đầy đủ, chi tiết hơn về nội dung, các chỉ tiêu cần có của một dự án đầu tư, về quy trình, trách nhiệm của các Cơ quan ban ngành đối với kết quả của quá trình thẩm định. Ví dụ đối với các dự án hoạt động kém hiệu quả do nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu, chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì Cơ quan thẩm định kỹ thuật của dự án phải liên đới chịu trách nhiệm về vật chất.
- Đề nghị Bộ Tài chính cấp bù chênh lệch lãi suất kịp thời cho NHPT.
- Đối với các dự án thuộc đối tượng và đủ điều kiện được xử lý rủi ro đề nghị Bộ Tài chính sớm xem xét xử lý rủi ro cho các dự án này.