Hoàn thiện nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 92 - 95)

5. Kết cấu luận văn

4.3.1. Hoàn thiện nội dung thẩm định

Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã xây dựng quy trình về thẩm định dự án đầu tư. Hoạt động thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên thực hiện theo quy trình này. Tuy nhiên, một số nội dung mới chỉ áp dụng mang tính hình thức mà chưa thực sự đóng góp nhiều vào việc nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án và hoạt động cho vay theo dự án.

* Về thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ

Chi nhánh phải thẩm định chính xác tổng chi phí đầu tư cho dự án ngay cả khi dự án được phê duyệt tổng vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền. Bởi thực tế tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên cho thấy, rất nhiều dự án tuy đã được cấp trên phê duyệt về tổng vốn đầu tư nhưng sau đó phải điều chỉnh tăng vốn nhiều lần, gây khó khăn cho việc triển khai dự án, tính hiệu quả của dự án giảm ví dụ như dự án đầu tư Nhà máy xi măng Thái Nguyên. Chi nhánh nên kiên quyết không cho vay bổ sung đối với những dự án này

Khi lập dự án đầu tư, Chi nhánh cần yêu cầu chủ đầu tư có những giải trình cụ thể về các nguồn vốn tham gia. Ví dụ, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn huy động từ các nguôn tài trợ khác. Theo quy định của Chính phủ và NHPT Việt Nam, tất cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT đều phải có vốn tự có tham gia tối thiểu là 15% tổng vốn đầu tư tài sản cố định của dự án. Để thẩm định được nguồn tài trợ này, Chi nhánh cần phân tích kỹ các báo cáo tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong các năm liền kề và trực tiếp xuống doanh nghiệp kiểm tra để xác định tính khả thi của nguồn vốn tự có tham gia vào dự án. Nếu có các nguồn khác cùng tham gia thì những cam kết tài trợ hay góp vốn vào dự án cũng cần được xem xét đánh giá về mức độ khả thi.

* Về thẩm định dòng tiền của dự án

Để thẩm định chính xác dòng tiền, trước hết cần tính toán, đánh giá chính xác các khoản mục chi phí và sự hợp lý của từng khoản mục cả về lượng lẫn về giá. Đối với các dự án đầu tư mở rộng sản xuất phải so sánh với định mức chi phí của doanh nghiệp, còn đối với các dự án mới thì phải so sánh với mức trung bình của ngành, định mức chi phí của các doanh nghiệp có quy mô và công nghệ tương tự. Trong quá trình thẩm định có thể cán bộ thẩm định sẽ phải đi tìm hiểu thực tế nhiều lần. Đánh giá chính xác chi phí là một trong những nội dung rất cần thiết bởi các chủ đầu tư thường cắt giảm hợp lý chi phí để làm tăng tính hiệu quả cho dự án.

Do thường có sự biến động về giá giữa khi lập dự án và khi tiến hành thực hiện dự án, nên giá cả các yếu tố đầu vào cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến giá trên thị trường. Những yếu tố nào vào chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của doanh nghiệp cần được đánh giá kỹ hơn. Đối với một số dự án mới, mang tính đặc thù hoặc dự án có quy mô lớn thì có thể yêu cầu chủ đầu tư cung cấp kết quả thẩm định chi phí vốn đầu tư của các cơ quan chuyên ngành. Nếu không được thì Chi nhánh cần tính đến việc thuê chuyên gia thẩm định. Đó có thể là chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia kinh tế am hiểu sâu về lĩnh vực của các dự án này.

Đánh giá chính xác doanh thu dự án là một nội dung hết sức quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến độ chính xác dòng tiền và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Hiện nay, hầu như cán bộ thẩm định tại Chi nhánh đều sử dụng giá bán hiện tại của sản phẩm cùng loại mà chưa tính đến sự biến động nhu cầu thị trường trong thời gian tới. Giá bán cần được xem xét đến xu hướng biến động thị trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án. Giá bán này không được cố định trong suốt đời dự án mà cần điều chỉnh cho phù hợp với chu kỳ sản phẩm, thường giảm đi vào giai đoạn cuối.

Một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu dự án là công suất hoạt động của máy móc thiết bị. Trong rất nhiều dự án được thẩm định tại Chi nhánh, cán bộ thẩm định đều dự kiến công suất hoạt động tăng đều trong những năm đầu dự án và sau đó hoạt động với 100% công suất. Điều này là chưa thực sự phù hợp. Chẳng hạn khi thẩm định dự án “Đầu tư nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần Sơn Lâm”, Chi nhánh dự kiến thiết bị hoạt động hết công suất từ năm thứ 2. Nhưng thực tế, do thị trường đầu ra cho sản phẩm của công ty gặp khó khăn nên hầu như Công ty chỉ hoạt động với 50-60% công suất. Có dự án đến giai đoạn cuối, máy móc thiết bị không thể hoạt động hết công suất. Do vậy, doanh thu mà Chi nhánh dự kiến là không sát thực tế.

Ngoài ra, khi thẩm định Chi nhánh cần đưa chi phí cơ hội và thu hồi từ tài sản cố định vào dòng tiền. Những chi phí cơ hội không thể bỏ qua như chi phí mặt bằng xây dựng dự án. Giá trị thu hồi tài sản cố định được xác định theo giá trị trường dựa vào đặc điểm cụ thể của từng loại, tuổi thọ, thời gian sử dụng cho dự án.

* Về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án

Hiện nay, tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên áp dụng một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính dự án như NPV, IRR, B/C, thời gian hoàn vốn vay …. Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả tài chính, Chi nhánh cần bổ sung thêm các chỉ tiêu như điểm hoà vốn của dự án...Ví dụ việc xác định điểm hòa vốn của dự án „„Đóng mới tầu hàng 5.200 tấn, cấp không hạn chế chạy tuyến quốc tế‟‟ của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng.

Khi đánh giá hiệu quả dự án không nên cứng nhắc mà cần phải vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện, khả năng của mình và trong từng dự án cụ thể. Dù tính toán theo chỉ tiêu nào, Chi nhánh cũng cần lưu ý đến giá trị thời gian của tiền, lãi suất chiết khấu, giá trị thu hồi do thanh lý tài sản cố định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Thẩm định rủi ro của dự án

Trước hết các cán bộ thẩm định cần chấm dứt việc đánh giá rủi ro một cách chung chung bằng cách nhận xét những khó khăn, thuận lợi của dự án. Để giảm dần sự định tính trong phân tích rủi ro của dự án, tuỳ theo trình độ của cán bộ thẩm định mà có thể áp dụng các phương pháp khác nhau như phân tích độ nhạy, phân tích mô phỏng, phân tích tình huống. Với trình độ của cán bộ thẩm định tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên thì việc áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy là hoàn toàn có thể nhưng nên phân tích độ nhạy từ ít nhất hai biến đầu vào, đầu ra trở lên. Đối với dự án: đóng mới tầu hàng 5.200 tấn, cấp không hạn chế chạy tuyến quốc tế của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng và dự án đầu tư đổi mới Công nghệ Nhà máy xi măng Quán Triều có thể phân tích rủi ro theo hai yếu tố đó là sản lượng và doanh thu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)