Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 41 - 138)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2.Chỉ tiêu định lượng

Công thức tính từng chỉ tiêu định lượng được trình bầy trong phần thực trang. Chỉ tiêu định lượng được tính toán thông qua các bảng biểu như sau:

TT TÊN CHỈ TIÊU MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

I. Nhóm chỉ tiêu về năng lực tài chính của Chủ đầu tƣ

1 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng tự tài trợ

- Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu Xác định và đánh giá về hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Chủ đầu tư

Hệ số này cho biết khả năng Chủ đầu tư có thể thanh toán các khoản nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán các khoản nợ vay của Chủ đầu tư bằng chính nguồn vốn của mình càng tốt và ngược lại - Hệ số nợ so với tài sản Xác định và đánh giá về hệ số nợ so với tổng tài sản để đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của Chủ đầu tư

Hệ số này cho biết mức độ phụ thuộc về nguồn vốn hoạt động của Chủ đầu tư đối với các khoản nợ phải trả. Hệ số này càng thấp thì mức độ tự chủ về nguồn vốn hoạt động của Chủ đầu tư càng cao và ngược lại - Tỷ lệ nợ quá hạn

trong tổng dư nợ vay

Xác định và đánh giá về uy tín của Chủ đầu tư trong việc vay và trả nợ

Tỷ lệ này phản ảnh khả năng trả nợ đúng hạn của các khoản vay và cảnh báo khả năng có thể khó khăn trong thu hồi nợ vay. Giá trị nợ quá hạn trong tính toán hệ số nợ quá hạn là những khoản nợ vay quá hạn mà doanh nghiệp phải chịu lãi phạt theo hợp đồng tín dụng đã ký

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT TÊN CHỈ TIÊU MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

- Hệ số thích ứng

dài hạn của TSCĐ Xác định mức độ hợp lý trong việc sử dụng vốn để đầu tư tài sản cố định

Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư, hệ số này không được vượt quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (TD như vay ngắn hạn). dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của DN.

2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán tổng quát Đánh giá mức độ thanh toán tổng quát của CĐT bằng tổng tài sản.

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bên ngoài của doanh CĐT. Hệ số này càng lớn khẳng định khả năng thanh toán của CĐT càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn so với mức trung bình của các doanh nghiệp cùng quy mô trong lĩnh vực kinh doanh cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán của CĐT

- Khả năng thanh

toán ngắn hạn Đánh giá khả năng trả các khoản nợ trong ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn của CĐT cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của CĐT bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn càng tốt - Khả năng thanh toán nhanh Đánh giá khả năng trả các khoản nợ tức thời bằng tiền các khoản tương đương tiền

Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của CĐT bằng vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT TÊN CHỈ TIÊU MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

cho biết khả năng CĐT có thể huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong khoảng thời gian gần như tức thời. Giá trị hệ số càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ vay ngắn hạn càng tốt và ngược lại

3 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời

- Hiệu quả sử dụng tài sản Xác định, đánh giá và nhận xét về hiệu quả sử dụng tài sản của CĐT

Hiệu quả sử dụng tài sản của CĐT là kết quả mà CĐT đạt được (doanh thu) trong năm thông qua việc sử dụng tài sản của đơn vị.

Hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn khẳng định CĐT hoạt động càng năng động, hiệu quả kinh doanh càng cao và nhu cầu đầu tư càng lớn.

- Vòng quay hàng

tồn kho Đánh giá các yếu tố chất lượng, giá cả và định mức hàng tồn kho của CĐT; xác định vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu quả hoạt động của CĐT thông qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn khẳng định CĐT sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của đơn vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời gian bình quân thực hiện các khoản phải thu của CĐT.

Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và đặc thù của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Kỳ thu tiền bình quân của các doanh nghiệp lớn sẽ có xu hướng nhỏ hơn. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh và khẳng định hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp càng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT TÊN CHỈ TIÊU MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu

Xác đinh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ suất này có giá trị lớn khẳng định doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có khả năng bảo toàn và phát triển vốn. Ngược lại, các tỷ suất có giá trị thấp hoặc giá trị âm, cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có phương án khắc phục khả thi - Tỷ suất lợi nhuận

trước thuế trên vốn chủ sở hữu

Xác định một đồng vốn CĐT bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận

trước thuế trên tổng nguồn vốn

Xác định một đồng vốn và tài sản CĐT bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận

4 Các chỉ tiêu về sức tăng trưởng

- Sức tăng trưởng doanh thu

Đánh giá về mặt số lượng tăng trưởng doanh thu qua các kỳ so sánh

Chỉ số sức tăng trưởng giúp cho người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận.

- Sức tăng trưởng lợi nhuận

Đánh giá về mặt chất lượng lợi nhuận kế toán

II Về phƣơng án tài chính, phƣơng án trả nợ vốn vay của dự án

1 Tỷ suất chiết khấu của dự án (r)

Tính lãi suất bình quân của dự án

Nếu dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, khi tính doanh thu có chiết khấu cho dự án thì phải tính lãi suất bình quân 2 Hiện giá sinh lời

của dự án

Tính tỷ lệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động của dự án

Hiện giá sinh lời cho biết 1 đồng hiện giá chi phí bỏ ra trong dự án có khả năng thu được bao nhiêu đồng hiện giá thu nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT TÊN CHỈ TIÊU MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

3 Hiện giá thu nhập thuần (NPV)

Tính tổng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong cả đời dự án

Hiện giá thu nhập thuần biểu thị mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp NPV(r) >0: Dự án có NPVcàng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao;

Trường hợp NPV(r) <0: Dự án có hiệu quả tài chính yếu, không có khả năng hoàn trả vốn vay theo quy định

4 Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ của dự án là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này hiện giá thuần của dự án =0

Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) cho biết khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư vào dự án. Trường hợp dự án có IRR > tỷ suất chi phí vốn thì dự án có hiệu quả về tài chính. Nếu IRR càng lớn thì dự án có hiệu quả tài chính càng cao.

Trường hợp dự án có IRR < tỷ suất chi phí vốn thì dự án có hiệu quả về tài chính thấp.

5 Thời gian hoàn vốn (T)

Tính toán xem thời gian thu hồi vốn kể từ thời điểm đầu tư là bao nhiêu năm

Tính thu hồi vốn đơn giản: là thời gian thu hồi vốn không xét đến giá trị dòng tiền theo thời gian

Tính theo thu hồi vốn có chiết khấu: là thời gian thu hồi vốn có xét đến giá trị dòng tiền theo thời gian. Thu nhập hoàn vốn đều được đưa về hiện tại theo tỉ suất chiết khấu (r) của dự án 6 Điểm hòa vốn Tính toán mức sản

lượng và doanh thu ở đâu thì dự án thu hồi được chi phí đầu tư đã bỏ ra

Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng hiệu quả và tính rủi ro càng thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI CHI NHÁNH NHPT KHU VỰC BẮC KẠN – THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên

3.1.1. Sự ra đời và phát triển Chi nhánh

Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Quỹ HTPT với chức năng, nhiệm vụ là: Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định của Chính phủ và các nhiệm vụ khác. NHPT có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. NHPT được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật. Vốn điều lệ của NHPT: 10.000 tỷ đồng.

Chi nhánh NHPT Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ- NHPT ngày 01 tháng 7 năm 2006 của Tổng giám đốc NHPT Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến năm 2008 khi có chủ trương sáp nhập thí điểm một số Chi nhánh khu vực thì Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 824/QĐ-NHPT ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Tổng giám đốc NHPT Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên trực thuộc NHPT Việt Nam, hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Những nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh

- Huy động và tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước trên địa bàn.

- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Thực hiện nghiệp vụ quản lý, thanh toán, cho vay vốn đầu tư nhận ủy thác từ các nguồn vốn của các đơn vị, các tổ chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật, của NHPT.

- Quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nước ngoài của Chính phủ và NHPT để cho vay các dự án trên địa bàn theo quy định.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của NHPT.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc NHPT giao.

3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Địa bàn Thái Nguyên

Dọc theo quốc lộ số 3, đi khoảng 80 km từ Hà Nội sẽ đến Thái Nguyên, một trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó được thực hiện qua một hệ thống đường giao thông thuận tiện (gồm các quốc lộ 3, 1B, 37, 279, tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều và các tuyến đường sông) hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Địa bàn Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đông giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam.

Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển. Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Về mặt an ninh quốc phòng, Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ cách mạng của Việt Nam.

3.3. Tình hình thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 41 - 138)