5. Kết cấu luận văn
4.3.6. Giải pháp khác
Thứ nhất, Chi nhánh cần xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án (các chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính), có thể vận dụng phương pháp cho điểm để đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án. Do các dự án vay vốn thường được thực hiện trong thời gian dài, nên việc đánh giá hoạt động thẩm định tài chính dự án được thực hiện hàng năm, sau đó tổng kết đánh giá chung trong từng giai đoạn, có thể là 3-5 năm. Khi đánh giá cần quan tâm nhiều đến những cải tiến trong nội dung thẩm định tài chính dự án và chất lượng các quyết định cho vay thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ các dự án trả nợ đúng kế hoạch, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay theo dự án.
Việc đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án có thể do chính bộ phận làm công tác thẩm định tự đánh giá và kết hợp với việc đánh giá độc lập. Đánh giá độc lập có thể do Ban lãnh đạo Chi nhánh hoặc bộ phận kiểm tra nội bộ thực hiện. Để kết quả đánh giá mang tính khách quan, cần lấy ý kiến nhận xét của chính khách hàng có dự án vay vốn tại Chi nhánh (chủ dự án). Trên cơ sở thường xuyên đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án mới đưa ra được hướng hoàn thiện hoạt động và nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay.
Thứ ba, gắn quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ thẩm định với kết quả thẩm định. Cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm về hiệu quả tài chính của dự án. Việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điều chỉnh thông qua quyền lợi vật chất là cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ thẩm định với công việc, nâng cao chất lượng thẩm định hiệu quả tài chính dự án.
Thứ tư, thẩm định kỹ lưỡng các nội dung có liên quan đến dự án. Chất lượng thẩm định tài chính dự án chịu ảnh hưởng nhiều của chất lượng các nội dung thẩm định khác như thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật và thị trường. Chẳng hạn như thẩm định kỹ thuật không đầy đủ có thể dẫn tới dây chuyền sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp. Thẩm định nhu cầu thị trường của sản phẩm không chuẩn có thể dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, phải hạ giá bán. Do đó, phải đảm bảo độ chính xác của việc thẩm định các nội dung trên.
Ngoài ra, Chi nhánh nên phối hợp chặt chẽ, tư vấn cho các chủ đầu tư ngay trong quá trình lập dự án đầu tư. Đối với các dự án không vay vốn tại Chi nhánh, cho phép thu phí từ hoạt động tư vấn, thẩm định tài chính. Nhờ vậy, cán bộ thẩm định ngày càng đúc rút được kinh nghiệm, tích cực tìm kiếm các dự án, thâm nhập mạnh mẽ vào quá trình lập dự án và sản xuất kinh doanh của các chủ đầu tư, hỗ trợ chủ đầu tư lập dự án đúng yêu cầu và giúp cho cán bộ thẩm định tham mưu cho lãnh đạo ra quyết định tài trợ chính xác. Chi nhánh cũng cần theo dõi, đánh giá đối với những dự án bị từ chối cho vay vì lý do hiệu quả tài chính không đảm bảo. Nếu những dự án này, chủ đầu tư vẫn tiến hành và đạt kết quả cao thì chứng tỏ kết luận về hiệu quả tài chính dự án là chưa chính xác.
Thứ năm: Phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại và xây dựng chiến lược khách hàng.
Mối quan hệ giữa Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn cần phải mở rộng và thể hiện bằng thoả thuận hợp tác. Xây dựng cơ chế phối hợp đồng tài trợ với các Ngân hàng và tổ chức tài chính về cơ bản được hình thành một cách bài bản và thực chất hơn. Quan hệ được xác định trên cơ sở các bên cùng có lợi, bao gồm: chia sẻ thông tin, tham gia tham vấn thẩm định dự án. Trước hết có thể thực hiện theo cách hỗ trợ thông tin tín dụng, hợp tác trong tài trợ, hợp tác trong thanh toán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hợp tác trong việc hỗ trợ các dự án đầu tư: theo quy định cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì các dự án không thể vay 100% vốn TDĐT của Nhà nước, nên các dự án phải huy động các nguồn vốn khác để cùng đầu tư. Ngoài nguồn vốn tự có hạn chế, thì các doanh nghiệp phải huy động thêm các nguồn vốn khác để cùng đầu tư, mà chủ yếu là đi vay các NHTM. Do đó, việc phối hợp chặt chẽ trong việc đồng tài trợ với NHTM là hết sức cần thiết để có thể thực hiện được nhiệm vụ cho vay ĐTPT, tăng truởng tín dụng mà vẫn bảo đảm được chất lượng cho vay. Phối hợp từ khâu thẩm định, đến việc cam kết chấp hành cho vay, lựa chọn nội dung cho vay, giám sát sử dụng tiền vay và thu hồi nợ vay.
Thứ sáu: Thành lập trang Web cập nhật và trao đổi thông tin
Phổ cập thông tin về TDĐT của Nhà nước tới các doanh nghiệp: Trang Web đưa thông tin về tổ chức, hoạt động của Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên tới các doanh nghiệp, tổ chức liên quan và có quan tâm ở trong ngoài nước. Qua đó có thể mở rộng các khách hàng vay vốn, mở rộng các kênh huy động vốn và tăng tính dân chủ trong quá trình thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trang Web giúp cho các chủ đầu tư nắm bắt được các thông tin về cơ chế TDĐT của Nhà nước mỗi khi có thay đổi thông tin một cách sớm nhất và dễ nhất, tạo cho các chủ đầu tư dễ dàng tiếp cận với Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên không phải qua trung gian, đồng thời giúp Chi nhánh giải quyết cho vay nhanh chóng có hiệu quả hơn. Đồng thời có mục góp ý và phản ánh ngược chiều của chủ đầu tư đã giao dịch, đang giao dịch và sẽ giao dịch với Chi nhánh, nhờ đó Chi nhánh có thể phát hiện, khắc phục khiếm khuyết….. để góp phần nâng cao hiệu quả công tác TDĐT của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.