Quy trình thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 30 - 138)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án

Theo quy định tại văn bản số 3854/NHPT-TĐ ngày 30/11/2007 của NHPT Việt Nam về việc hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước thì quy trình này gồm các bước:

Bước 1: Xác định đối tượng vay vốn

- Trường hợp dự án không thuộc đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước thì có văn bản từ chối không tham gia thẩm định dự án.

- Trường hợp dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn TDĐT của Nhà nước, bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ thẩm định.

Bước 2: Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu theo quy định của NHPT, từ chối không nhận hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo danh mục hồ sơ thì yêu cầu bổ sung. - Trường hợp hồ sơ dự án đảm bảo đầy đủ theo quy định lập phiếu giao nhận hồ sơ.

Bước 3: Tiếp chuyển hồ sơ đến các đơn vị tham gia thẩm định

Dự án có đầy đủ hồ sơ theo quy định, sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi cho bộ phận chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định và gửi hồ sơ cho các đơn vị liên quan để tham gia thẩm định.

Bước 4: Tiến hành thẩm định dự án theo các nội dung quy định tại mục 1.2.2

dưới đây

Bước 5: Lập báo cáo thẩm định gửi cơ quan quyết định đầu tư và báo cáo

thẩm định tổng hợp trình người quyết định cho vay.

1.3. Chất lƣợng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Phát triển

1.3.1. Quan điểm về chất lượng thẩm định tài chính dự án

Chất lượng thẩm định tài chính dự án là mức độ tin cậy của các kết quả thẩm định tài chính của dự án dựa trên các nguồn cung cấp thông tin đa dạng, các giả định có căn cứ thuyết phục cùng với việc áp dụng các phương pháp thẩm định, quy trình thẩm định, nội dung thẩm định phù hợp trong điều kiện thời gian ngắn nhất và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chi phí hợp lý nhất. Chất lượng thẩm định tài chính còn là sự phù hợp giữa các kết quả tính toán khi thẩm định với các kết quả thực tế đạt được sau khi dự án triển khai và đi vào hoạt động. Chính những yếu tố này sẽ tạo nên một kết quả thẩm định có tính khoa học và thực tiễn khiến cho dù đứng dưới góc độ khác nhau nhưng những người thẩm định đều có được những kết luận tương tự nhau về mặt hiệu quả tài chính của dự án.

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng * Thời gian thẩm định dự án: * Thời gian thẩm định dự án:

- Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày NHPT nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn hợp pháp, hợp lệ đến thời điểm có văn bản thông báo kết quả thẩm định. Đây là khoảng thời gian mà NHPT thu thập thông tin, đánh giá khách hàng và dự án vay vốn để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay đối với dự án và chủ đầu tư.

Thời gian thẩm định phải được tiến hành trong thời gian quy định của NHPT. Thời gian thẩm định kéo dài sẽ làm cho dự án khó thực hiện và làm mất cơ hội đầu tư của chủ đầu tư và nhiều khi còn làm tăng chi phí đầu tư cho dự án. Nhưng ngược lại, khi thẩm định dự án tiến hành một cách qua loa không đảm bảo một khoảng thời gian tối thiểu để có thể thu nhập thông tin để thẩm định thì chất lượng thẩm định tài chính của dự án có thể không cao. Như vậy khi tiến hành thẩm định tài chính dự án cán bộ thẩm định cần phải xây dựng kế hoạch về mặt thời gian đối với từng nội dung công việc trong khâu thẩm định tài chính dự án. Tùy theo tính chất phức tạp của dự án mà có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thẩm định tài chính dự án. Trong điều kiện hiện nay, thời gian thẩm định càng rút ngắn càng tốt vì chi phí cơ hội của dự án có thể là rất lớn, các chủ đầu tư khi đến với NHPT bao giờ cũng mong muốn NHPT trả lời sớm nhất cho dù NHPT có quyết định cho vay hay không cho vay đối với dự án nhưng khi rút ngắn thời gian thẩm định vẫn phải đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính dự án theo yêu cầu của NHPT và vẫn phải đảm bảo trong thời gian thẩm định cho phép của NHPT.

* Chi phí thẩm định dự án: trên thực tế chi phí này khó tính được một cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan tới công tác này thường là chi phí văn phòng phẩm, chi phí cho cán bộ đi công tác, chi phí đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ... Tuy nhiên, ta hoàn toàn có thể ước lượng được, nếu công tác tổ chức thẩm định được theo dõi tốt tại mỗi đơn vị trong hệ thống…. Đây là chỉ tiêu phản ánh chi phí của sản phẩm, chi phí thấp sẽ phản ánh hiệu quả cao.

* Các chỉ tiêu phản ánh sự phù hợp kết quả thẩm định với thực tế triển khai dự án

Tiêu chuẩn này chỉ có thể được kiểm định khi dự án đã đi vào khai thác, sử dụng và được tính cho các dự án được chấp thuận cho vay và bị từ chối cho vay chuyển sang sử dụng vốn thương mại. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, đòi hỏi phải có quá trình theo dõi, tổng hợp trong thời gian dài và được đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng sau:

Đối với dự án chấp thuận cho vay: Có thể đánh giá chất lượng tín dụng thông qua tỷ lệ từng loại dư nợ trên tổng dư nợ vay. Nếu tỷ lệ các khoản nợ đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay cao và tỷ lệ các khoản nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ vay thấp thì có thể đánh giá chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Căn cứ vào chất lượng tín dụng để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án bởi vì hoạt động thẩm định tài chính dự án có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động tín dụng và chất lượng thẩm định tài chính dự án ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến chất lượng hoạt động tín dụng. Các chỉ tiêu thường dùng:

- Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

Tỷ lệ dư nợ đủ tiêu chuẩn = Dư nợ đủ tiêu chuẩn

x 100% Tổng dư nợ vay

Nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ trong hạn được NHPT đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Tỷ lệ dư nợ cần chú ý trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

Tỷ lệ dư nợ cần chú ý = Dư nợ cần chú ý

x 100% Tổng dư nợ vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nợ cần chú ý bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thời hạn theo thời hạn nợ cơ cấu lại. Đây là các khoản nợ được NHPT đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay theo dự án là tổng hợp của ba chỉ tiêu: Tỷ lệ dư nợ dưới tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án, Tỷ lệ nợ nghi ngờ trên tổng dư nợ cho vay theo dự án, Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

+ Tỷ lệ dư nợ dưới tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án:

Tỷ lệ dư nợ

= Dư nợ dưới tiêu chuẩn

x 100%

dưới tiêu chuẩn Tổng dư nợ vay

Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo theo thời gian đã được cơ cấu lại. Đó là các khoản nợ được NHPT đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được NHPT đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Tỷ lệ nợ nghi ngờ trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

Tỷ lệ nợ nghi ngờ = Dư nợ nghi ngờ

x 100% Tổng dư nợ vay

Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo theo thời đã cơ cấu lại. Các khoản nợ này được NHPT đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

+ Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

Tỷ lệ nợ có

= Dư nợ có khả năng mất vốn

x

khả năng mất vốn Tổng dư nợ vay 100%

Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo theo thời đã được cơ cấu lại. Các khoản nợ này được đánh giá là không còn khả năng thu hồi vốn, mất vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu như: tỷ lệ số dự án trả nợ đúng kế hoạch, tỷ lệ dự án trả nợ không đúng kế hoạch…

- Đối với các dự án từ chối cho vay cũng cần thiết đánh giá tỷ lệ số dự án đã từ chối cho vay (do đánh giá không hiệu quả tài chính nhưng trên thực tế, dự án vẫn hoạt động hiệu quả thông qua việc sử dụng nguồn vốn vay khác) trên tổng số dự án từ chối cho vay, để kiểm định kết luận trong quá trình thẩm định có sát với thực tế không?

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính

- Quy trình thẩm định tài chính dự án: Quy trình thẩm định dự án nói chung và quy trình thẩm định tài chính dự án nói riêng rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu sẽ giúp cho việc thẩm định một cách dễ dàng. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án cũng cần phải xem xét đánh giá xem cán bộ thẩm định có tuân thủ theo đúng quy trình thẩm định đã được Ngân hàng Phát triển ban hành hay không.

- Nhóm chỉ tiêu về nội dung thẩm định: Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Sự đầy đủ, chính xác, hợp lý trong quá trình thực hiện các nội dung thẩm định sẽ tạo ra một kết quả thẩm định tin cậy. Bất kỳ sự thiếu chính xác, thiếu hợp lý nào trong từng nội dung thẩm định tài chính cũng có thể dẫn đến các sai lầm trong kết quả thẩm định tài chính dự án và từ đó làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

+ Sự đầy đủ trong thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án. + Thẩm định tính khả thi của các nguồn vốn tham gia vào dự án.

+ Sự đầy đủ, thuyết phục của các ước lượng về các yếu tố đầu vào, đầu ra để xác định luồng tiền của dự án.

+ Sự chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án (NPV, IRR, B/C...).

+ Việc đánh giá các yếu tố rủi ro có thể xẩy ra đối với dự án. - Các chỉ tiêu khác:

+ Tổ chức công tác thẩm định: trong quá trình thẩm định nếu tổ chức công tác thẩm định một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp rút ngắn được thời gian thẩm định góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khả năng tư vấn cho khách hàng: Cán bộ thẩm định dự án là những người có kinh nghiệm vì đã được tiếp cận với nhiều dự án khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy trong quá trình từ khi tìm hiểu và biết khách hàng có nhu cầu vay vốn của NHPT thì cần phải tư vấn cho chủ đầu tư từ khâu lập hồ sơ vay vốn cho đến khi triển khai thực hiện dự án để giúp họ triển khai dự án được tốt hơn từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tài chính dự án và giúp NHPT nâng cao chất lượng tín dụng các khoản cho vay.

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định tài chính dự án

1.4.1. Nhân tố chủ quan

- Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định: Trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực thẩm định tài chính dự án nói riêng thì con người luôn là nhân tố quyết định. Đối với công tác thẩm định tài chính dự án thì con người ở đây là những cán bộ làm công tác thẩm định là những người trực tiếp thu nhập khai khác thông tin và vận dụng các phương pháp để thẩm định tài chính dự án. Các dự án vay vốn rất đa rạng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Do vậy, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học tập nghiên cứu và tìm tòi và am hiểu sâu sắc các nội dung thẩm định tài chính dự án để đưa ra các nhận định một cách khoa học, chính xác góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án. Cán bộ thẩm định không chỉ có kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần phải có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Nếu cán bộ thẩm định không có những phẩm chất này sẽ không hoàn thành tốt công việc được giao, gây ảnh hưởng cho bản thân họ và cho cả tiến độ thực hiện dự án cũng như ảnh hưởng tới cả chủ đầu tư dự án.

- Quy trình, nội dung thẩm định tài chính dự án: Quy trình và nội dung thẩm định đầy đủ, hợp lý và khoa học là cơ sở để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án. Ngược lại, Quy trình và nội dung thẩm định dự án sơ sài, bất hợp lý sẽ dẫn đến việc thẩm định tài chính dự án có kết quả không chính xác dẫn đến việc quyết định cho vay không đúng.

+ Quy trình thẩm định dự án là toàn bộ quá trình từ khi nhận được hồ sơ dự án cho đến khi NHPT đưa ra quyết định cuối cùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nội dung thẩm định tài chính thực chất là các chỉ tiêu tài chính mà NHPT quan tâm trong quá trình thẩm định. Mỗi chỉ tiêu tài chính có những ưu nhược điểm khác nhau do vậy khi thẩm định tài chính dự án cán bộ thẩm định cần phải lựa chọn các chỉ tiêu cho phù hợp và cần phải có sự phối hợp giữa các chỉ tiêu để đánh giá một cách toàn diện. Tùy theo đặc thù riêng của từng dự án mà cán bộ thẩm định có thể lựa chọn một số chỉ tiêu đặc trưng nhất định để thẩm định góp phần rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn mang lại chất lượng thẩm định tài chính dự án.

- Thông tin: Thông tin rất quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính dự án, nó là „„nguyên liệu‟‟cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Trong quá trình thẩm định nếu cán bộ thẩm định không thu nhập đầy đủ, kịp thời thông tin sẽ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 30 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)