Thẩm định, đánh giá về tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1.3.Thẩm định, đánh giá về tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư

- Nhận xét về tiến độ sử dụng vốn đầu tư của dự án theo tiến độ huy động vốn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư: Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công việc xác định như vậy sẽ giúp cho việc dự kiến tiến độ giải ngân của dự án, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và thời gian ân hạn đối với dự án. Ngoài ra cần phải xem xét tỷ lệ từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không.

+ Nhận xét về tính khả thi và điều kiện của các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án, khả năng đảm bảo đủ nguồn vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Kiến nghị về các nguồn vốn khác có thể tham gia đầu tư dự án. + Nhận xét và kiến nghị bố trí vốn để thực hiện dự án.

- Lãi suất và các điều kiện tín dụng khác (nếu có):

+ Nhận xét về lãi suất vốn vay và các điều kiện tín dụng (nếu có) phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Trong trường hợp dự án dự tính các điều kiện vốn vay không phù hợp với các quy định hiện hành, cán bộ thẩm định cần xem xét để chuẩn xác lại.

* Xác định các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư và phương án trả nợ vốn vay của dự án:

- Nhận xét về chi phí SXKD:

Đánh giá các tính toán giá thành, chi phí SXKD. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm và tổng chi phí sản xuất hàng năm của dự án. Kiểm tra, đánh giá các yếu tố như:

+ Tính hợp lý của các định mức chi phí so với dự án có cùng điều kiện tương tự. Các định mức chi phí phải phù hợp với các quy định về quản lý tài chính, hạch toán kinh doanh, chế độ phân phối thu nhập...theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Kiểm tra định mức chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. So sánh và đánh giá định mức chi phí nhân công với các doanh nghiệp cùng loại, cùng ngành trên địa bàn và mặt bằng chung trong cả nước.

+ Kiểm tra và nhận xét về cách tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ khấu hao vào giá thành sản phẩm của dự án.

Trong trường hợp các yếu tố tính toán chưa hợp lý, cán bộ thẩm định cần có nhận xét và chuẩn xác theo đúng quy định.

+ Tính đầy đủ và hợp lệ của các yếu tố giá thành sản phẩm. Đối với các yếu tố giá thành quan trọng cần xem xét sự hợp lý của các định mức chi phí sản xuất, so sánh với các định mức chi phí và từ thực tế sản xuất của các dự án khác có cùng loại sản phẩm.

+ Nhận xét chung về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. - Nhận xét về doanh thu của dự án:

+ Đánh giá mức giá bán sản phẩm hiện tại và dự báo trong tương lai để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm, khả năng phát huy công suất và số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được, từ đó tính toán doanh thu của dự án qua các năm.

+ Đánh giá những yếu tố rủi ro liên quan đến doanh thu để có cơ sở tính toán độ nhậy của dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Xác định hiệu quả sử dụng tài sản của dự án (doanh thu/tổng mức đầu tư dự án), so sánh và đánh giá với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản của bản thân doanh nghiệp, của ngành hoặc các doanh nghiệp có điều kiện tương tự.

- Nhận xét cân đối thu chi tài chính của dự án.

+ Đánh giá tính đầy đủ, hợp lý về các chỉ tiêu thu chi tài chính, cân đối thu chu tài chính của dự án phải đảm bảo tính khả thi. Việc thâm hụt nguồn thu so với nguồn chi phải được đảm bảo bằng các nguồn vốn kinh doanh hợp pháp khác của chủ đầu tư.

Trường hợp nguồn vốn kinh doanh hợp pháp khác không đủ bù đắp chênh lệch thì phương án thu chi không khả thi.

- Nhận xét chung về phương án cân đối thu chi tài chính của dự án.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 25 - 27)