5. Kết cấu luận văn
3.3.4. Minh họa chất lượng thẩm định tài chính dự án thông qua dự án „„đóng mớ
mới tầu hàng 5.200 tấn, cấp không hạn chế chạy tuyến quốc tế- Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng’’
Một vài thông tin cơ bản về dự án:
- Tên dự án: Đóng mới tầu hàng 5.200 tấn, cấp không hạn chế chạy tuyến quốc tế - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng.
- Loại hình dự án: Dự án nhóm B.
- Địa điểm đầu tư: Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. - Thời gian đầu tư: Từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2010.
- Hình thức đầu tư: Đầu tư mới.
- Quy mô, công suất: Dự án đóng mới tàu hàng có trọng tải 5.200 tấn, cấp không hạn chế, chạy tuyến quốc tế.
- Sản phẩm của dự án: Tàu biển chở hàng khô trọng tải 5.200 tấn cấp không hạn chế, chạy tuyến quốc tế.
Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án, chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Chi nhánh NHPT Phát triển Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên được minh hoạ thông qua quá trình thẩm định dự án “đóng mới tầu hàng 5.200 tấn, cấp không hạn chế chạy tuyến quốc tế” của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng.
a. Thời gian thẩm định
Theo báo cáo kết luận thẩm định của Chi nhánh thì thời gian thẩm định dự án là 19 ngày phù hợp với thời gian quy định của ngân hàng Phát triển Việt Nam. Nhưng thực tế Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng phải chờ đợi hơn tháng kể từ khi nộp đầy đủ hồ sơ đến khi có văn bản trả lời của Chi nhánh NHPT Thái Nguyên. Bởi trong quá trình thẩm định dự án, Chi nhánh đã yêu cầu Công ty bổ sung thông tin nhiều lần nhất là những thông tin liên quan đến chi phí dự án và tại thời điểm thẩm định dự án này có rất nhiều dự án khác gửi đến cùng thời điểm mà cán bộ thẩm định thì không nhiều do vậy đã kéo dài thời gian thẩm định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. Chi phí thẩm định
Qua số liệu của Phòng Tài chính kế toán, tổng chi phí cho thẩm định dự án mà cán bộ thẩm định phải chi trong quá trình thẩm định là không đáng kể (5 triệu đồng). Bao gồm: Chi phí thực tế tại Công ty và chi phí phô tô tài liệu. Thực ra, Chi nhánh NHPT chỉ thống kê về tổng số tiền phải chi ra khi thẩm định, chủ yếu là công tác phí, tiền ăn, ở đi lại. Hiệu quả khoản chi chưa được đề cập đến như chi phí tiền lương của cán bộ.
c. Sự phù hợp của kết quả thẩm định với thực tế triển khai dự án
Dự án “đóng mới tầu hàng 5.200 tấn, cấp không hạn chế chạy tuyến quốc tế” của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng đang trong thời gian đầu tư xây dựng chưa hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác hoạt động, chưa đến thời hạn trả nợ gốc cho Chi nhánh NHPT. Do đó, chưa thể đánh giá cụ thể chất lượng khoản vay này thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ. Tuy nhiên, so với thời gian hoàn thành dự kiến (tháng 6/2010) thì đến nay, dự án đã bị chậm tiến độ hơn 2 năm. Nguyên nhân chậm tiến độ là do tình hình kinh tế thế giới bị suy giảm, sự khó khăn của ngành vận tải biển trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất là do năng lực tài chính của Chủ đầu tư và nhà thầu là không đảm bảo. Như vậy, so với thẩm định thì tình hình thực tế đã có những khác biệt.
d. Nhóm chỉ tiêu về thông tin phục vụ cho thẩm định
Khi thẩm định dự án trên, thông tin phần lớn do khách hàng cung cấp. Ngoài ra, Chi nhánh NHPT có khảo các dự án tương tự (trước đó Chi nhánh đã thực hiện thẩm định và quyết định cho vay đối với 04 dự án đóng tầu trong đó có 02 dự án đóng tầu có quy mô, công suất tương tự ) và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp thông tin về dự án và chủ đầu tư do vậy cũng rất thuận lợi trong quá trình thẩm định dự án.
e. Nhóm chỉ tiêu về nội dung thẩm định
* Sự đầy đủ trong thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án
Theo số liệu trong dự án đầu tư thì tổng mức đầu tư là: 103.026.562.407 đồng, chi tiết theo cơ cấu vốn như sau:
- Vốn cố định: 98.026.562.407 đồng, gồm:
+ Chi phí thiết bị: 84.740.630.864 đồng.
+ Chi phí khác: 8.618.000.000 đồng (bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 5.855.925.728 đ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Vốn lưu động hoạt động sản xuất ban đầu: 5.000.000.000 đồng.
Cán bộ tín dụng đã tiến hành thẩm định và kết luận:
Tổng mức đầu tư của dự án chưa tính đầy đủ các đầu mục chi phí theo quy định : Chi phí thiết bị để tính toán tổng mức đầu tư phù hợp với giá cả thị trường có tính đến yếu tố trượt giá (tính toán dựa vào dự toán được duyệt của những dự án đóng tầu có quy mô công suất tương tự mà Chi nhánh thẩm định trước đây).
Chi phí khác: 8.618.000.000 đồng, đã tính đủ các đầu mục chi phí (bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 5.855.925.728 đ)
Chi phí dự phòng: 4.667.931.543đồng, chưa tính đủ theo quy định tại thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng. Đối với dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm thì chi phí dự phòng được tính 10% trên chi phí xây lắp, thiết bị và chi khác.
Cán bộ thẩm định đã tính lại như sau :
Tổng số: 107.682.630.864 đồng, chi tiết theo cơ cấu vốn như sau:
- Vốn cố định: 102.682.630.864 đồng, gồm:
+ Chi phí thiết bị: 84.740.630.864 đồng.
+ Chi phí khác: 8.618.000.000 đồng (bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 5.855.925.728 đ)
+ Chi phí dự phòng: 9.324.000.000 đồng.
- Vốn lưu động hoạt động sản xuất ban đầu: 5.000.000.000 đồng.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư của dự án đã được Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng phê duyệt, Chi nhánh đã thẩm định và điều chỉnh lại tổng mức vốn đầu tư lớn hơn số vốn được phê duyệt là: 4.656.068.457 đồng. Việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư khá đầy đủ.
* Về tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án: Cán bộ thẩm định và đi đến nhận xét như sau
- Nhận xét, đánh giá về việc đảm bảo đủ vốn thực hiện dự án theo tiến độ: Dự án được đầu tư bằng 3 nguồn vốn, vốn vay tín dụng đầu tư, vốn vay theo chương trình thí điểm và nguồn vốn tự có.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Về nguồn vốn tự có: Tổng mức vốn tự có mà Chủ đầu tư cam kết để đầu tư cho dự án là 42.682.630.864 đồng, chiếm 41,57% vốn đầu tư tài sản cố định của dự án. Theo báo cáo tài chính của chủ đầu tư, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/03/2008 là 45 tỷ đồng, hiện tại Công ty không vay vốn trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng khác, tổng số vốn tự có đã đầu tư vào tài sản cố định là 2.143.797.653 đồng. Các cổ đông Công ty đã có biên bản họp thống nhất đưa vào Nghị quyết họp Hội đồng cổ đông và có cam kết của các cổ đông về thống nhất sử dụng vốn tự có còn lại tham gia vào dự án đóng mới tàu hàng có trọng tải 5.200 tấn, cấp không hạn chế, chạy tuyến quốc tế đề nghị vay vốn tại NHPT, Công ty không đầu tư thêm phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư khác. Như vậy, số vốn tự có tham gia vào dự án là khả thi.
+ Vốn vay tín dụng đầu tư của nhà nước theo đề nghị của chủ đầu tư: 50.000.000.000 đồng, thời hạn vay 8 năm, thời hạn ân hạn 02 năm, thời hạn trả nợ 6 năm, lãi suất vay vốn theo quy định hiện hành là 8,4%/năm.
+ Vốn vay theo chương trình thí điểm của NHPT theo đề nghị của chủ đầu tư: 10.000.000.000 đồng, thời hạn vay 8 năm, thời hạn ân hạn 02 năm, thời hạn trả nợ 6 năm, lãi suất vay vốn theo quy định hiện hành tại thời điểm thẩm định là 15,6%/năm.
- Nhận xét, đánh giá về tính hợp lý, về cơ cấu các nguồn vốn và tính khả thi trong việc huy động vốn để thực hiện dự án:
Với mức vốn tự có tham gia vào dự án đạt 41,57% tài sản hình thành từ vốn vay của dự án đủ điều kiện để bảo đảm nợ vay. Mức vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 48,89% vốn đầu tư tài sản cố định và vốn vay theo chương trình thí điểm của NHPT chiếm 9,54% vốn đầu tư tài sản cố định thì cơ cấu vốn đầu tư vào dự án phù hợp với quy định hiện nay của Chính phủ và của NHPT Việt Nam đối với các dự án sử dụng vốn vay TDĐT và vốn vay theo đề án cho vay thí điểm.
Nhận xét: để bảo đảm tính khả thi của nguồn vốn tự có tham gia vào dự án là Chi nhánh NHPT Thái Nguyên chỉ giải ngân vốn vay TDĐT và vốn vay thí điểm khi chủ đầu tư gửi toàn vốn tự có tham gia đầu tư dự án vào tài khoản tiền gửi vốn đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mở tại Chi nhánh NHPT Thái Nguyên để thực hiện giải ngân trước sau đó mới giải ngân vốn TDĐT của Nhà nước và vốn vay thí điểm.
* Sự đầy đủ, thuyết phục của các ước lượng đầu vào, đầu ra của dự án để xác định dòng tiền:
- Các yếu tố chi phí đầu vào của dự án: cán bộ thẩm định và đi đến nhận xét Về chi phí sản xuất kinh doanh: Trong dự án đã tính toán đầy đủ các loại chi phí đầu vào để đảm bảo cho quá trình hoạt động dịch vụ vận tải.
+ Chi phí nhiên liệu: Về định mức căn cứ vào định mức tiêu hao của máy móc, thiết bị sẽ đầu tư và tham khảo định mức tiêu hao nhiên liệu của một số tầu có cùng trọng tải đang hoạt động. Về giá nhiên liệu tính theo giá thị trường tại thời điểm thẩm định.
+ Các chi phí về thuế, bảo hiểm y tế, BHXH đã được tính theo quy định hiện hành. Theo quy định tại điểm 23, mục II, phần A của Thông tư số 120/2003/TT- BTC ban hành ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và thông tư số 84/2004/TT-BTC ban hành ngày 18/8/2004 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2003 thì vận tải quốc tế bao gồm vận tải của nước ngoài hoặc của các cơ sở kinh doanh vận tải trong nước tham gia vận tải hàng hoá, hành khách từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại, vận tải hàng hoá giữa các cảng nước ngoài thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng và cũng theo quy định tại mục II, phần A của Thông tư này thì mọi yếu tố đầu vào nếu có thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ mà được hạch toán vào chi phí. Còn về ưu đãi thuế TNDN thì thực hiện theo khoản 4, điều 36 của Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2007 quy định chi tiết thi hành luật thuế TNDN, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế TNDN trong 03 năm đầu và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 05 năm tiếp theo.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Thời gian khấu hao TSCĐ dự kiến khấu hao trong 15 năm, sự lựa chọn này phù hợp với thời gian trích khấu hao quy định trong Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và trích khấu hao TSCĐ và phù hợp với quy định về độ tuổi của tàu tại Nghị định số 49/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2006 về đăng ký và mua, bán tàu biển.
- Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
+ Nhận xét, đánh giá về nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu:
Mặc dù hiện nay giá xăng, dầu có nhiều biến động theo chiều hướng tăng, nhưng việc tăng giá xăng dầu dẫn đến việc tăng giá của rất nhiều loại hàng hoá khác, ảnh hưởng rất lớn đến lạm phát, vì vậy trong chủ trương kiềm chế lạm phát, Chính phủ sẽ có những điều chỉnh để khống chế giá bán xăng, dầu. Do vậy, sự biến động của giá bán xăng, dầu có ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của dự án, nhưng sự ảnh hưởng đó có thể không lớn.
Về đội ngũ thuỷ thủ, thuyền viên: Trong các yếu tố chi phí đầu vào của dự án. thuỷ thủ và thuyền viên là yếu tố rất quan trọng vì đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành, khai thác tàu an toàn và hiệu quả. Hiện tại Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng đã có một số thuyền viên, trong quá trình hoạt động, Công ty cũng sẽ tiến hành thuê thuyền viên tại một số trung tâm lớn của Việt Nam như trường Đại học Hàng Hải để có đủ sỹ quan, thuyền viên đủ trình độ phục vụ cho việc vận hành và khai thác tàu.
- Khả năng và phương án tiêu thụ đầu ra của dự án:
+ Nhu cầu vận tải hiện tại và dự báo nhu cầu vận tải biển trong tương lai: Theo lộ trình cắt giảm thuế quan giữa các nước ASEAN, hiệp định thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, diễn đàn kinh tế các nước Châu Á Thái Bình Dương thì hoạt động buôn bán hai chiều giữa các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc ngày càng sôi động, tăng trưởng về kinh tế, đa dạng về mặt hàng. Năm 2006, chúng ta gia nhập WTO - Tổ chức thương mại thế giới và cũng đã cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan với các mặt hàng nhập khẩu vì vậy mở ra nhiều điều kiện giao thương, đặc biệt là các mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh như hàng nông sản và các mặt hàng truyền thống như thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp như thép, máy móc vật tư cho sản xuất. Với những điều kiện đó, theo nhận định nhu cầu vận tải sẽ tăng nhanh chóng, trong đó vận tải biển sẽ giữ một vai trò quan trọng, vì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đây là hình thức vận tải đã được lựa chọn từ lâu do điều kiện tự nhiên của nước ta có bờ biển trải dài hơn 3.000 km; 19.913 m2
bến tàu; 2.200 m2 bãi cùng nhiều eo vịnh nhỏ, đồng thời vận tải biển hình thức vận tải có chi phí thấp nhất trong vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo dự báo, đến năm 2010 nhu cầu vận chuyển đường biển và đường sông là 240 triệu tấn hàng/năm.
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2008 khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển tăng 29,9% so với 3 tháng đầu năm 2007 chiếm 81,8% tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển.
+ Về khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải biển của nước ta: Theo thống kê của Hiệp hội tàu biển Việt Nam đến ngày 20/01/2007 cả nước đã có trên 1.200 con tàu với trọng tải trên 4 triệu tấn, trong đó chỉ có khoảng 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế. Mặc dù trong những năm qua, đội tàu Việt Nam đã có những buớc tăng trưởng