5. Kết cấu luận văn
4.3.3. Hoàn thiện cách tính toán các chỉ tiêu
Xét về bản chất, xuất xứ các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (hệ số chiết khấu, tỷ suất chiết khấu, cách xác định các chỉ tiêu này… ) mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Việc đồng thời xác định chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần (NPV); tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR), hệ số sinh lời của dự án (B/C) có ý nghĩa như thế nào trong nhận xét, đánh giá hiệu quả kinh tế dự án? Có cần xác định điểm hoà vốn hay không ? Nó có tác dụng ra sao đối với một dự án trong quá trình giải ngân, khi đưa dự án vào khai thác sử dụng? Cán bộ tín dụng có phản ứng gì khi có sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong bước thẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
định? Trước hết, hãy tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả tín dụng đầu tư một số ngành, lĩnh vực còn thấp, gặp không ít khó khăn đối với công tác thu hồi nợ vay, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Thứ nhất: Thời gian qua chất lượng dự án xin vay vốn tín dụng đầu tư gửi
đến cơ quan NHPT thường thấp, nội dung dự án sơ sài, chỉ thể hiện được ý tưởng của nhà đầu tư. Những vấn đề then chốt cần thể hiện chưa có hướng giải quyết cụ thể. Đặc biệt những dự án sản xuất kinh doanh đầu tư xây dựng mới, việc đánh giá vấn đề thị trường, nhu cầu sử dụng đất, quy mô xây dựng, việc phân tích lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, công suất, khả năng về vốn chưa sát đúng, còn nhiều tồn tại.
Phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở của dự án, là điều kiện để xác định tổng mức đầu tư tương đối sát thực, giới thiệu tóm tắt được phương án lựa chọn công nghệ, danh mục thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, phần các chỉ tiêu tài chính và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, thông số kỹ thuật chủ yến liên quan đến thiết kế xây dựng và công suất lựa chọn chưa được thể hiện rõ ràng, đầy đủ; Điều này được thể hiện khá rõ đối với những dự án mà chủ đầu tư thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Từ thực tế trên, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên sâu, không những biết nhìn nhận, đánh giá một cách khái quát về dự án mà còn có khả năng thích ứng, sự nhạy cảm trong xác định hiệu quả kinh tế của dự án.
Thứ hai: Về chủ quan, kỹ thuật nghiệp vụ thẩm định, từ việc xác định tỉ suất
chiết khấu của dự án (r), sẽ có những quan điểm khác nhau khi xác định tiêu thức này. Trong văn bản số 3854/NHPT-TĐ ngày 30/11/2007 của NHPT đã hướng dẫn rất kỹ phương pháp tính, nhưng chúng ta cần hiểu rõ bản chất của (r) thì mới xác định được “(r) thực”, khi đó các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: NPV (hiện giá thu nhập thuần), IRR (tỉ suất thu hồi nội bộ), B/C (tỉ lệ lợi ích/chi phí) mới thực sự có ý nghĩa.
Vậy, bản chất của (r) là gì ? Chúng ta đều biết, để thực hiện một dự án, nhà đầu tư cần phải có một lượng vốn nhất định, nguồn vốn này phải chịu một chi phí sử dụng nhất định hay chính là cái giá mà nhà đầu tư phải trả hoặc lãi suất cho việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sử dụng vốn đó trong một thời gian nhất định. Có thể gọi là chi phí cơ hội mà nhà đầu tư phải “mất đi” để tạo ra một cơ hội khác có nguồn thu lớn hơn. Như vậy rõ ràng (r) phải được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (kể cả vốn tự có tham gia đầu tư).
Ngoài ba chỉ tiêu NPV, IRR và B/C. Vấn đề là chúng ta có cần để ý đến điểm hoà vốn hay không? Rõ ràng trong thẩm định dự án, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đã đề cập đến độ nhạy, nếu cán bộ thẩm định đề cập đến sự biến động của sản lượng, doanh thu cũng đồng nghĩa với việc xác định điểm hoà vốn. Nhưng nếu chỉ xác định các chỉ tiêu và mức độ biến động để phản ánh độ nhậy thường hay tập trung vào: Giá các yếu tố đầu vào, giá bán sản phẩm, chi phí sản xuất tăng, giảm, chi phí quảng cáo tiếp thị … thì độ nhạy của dự án ít còn ý nghĩa. Điểm hoà vốn là số lượng sản phẩm mà nếu sản xuất và tiêu thụ được đúng bằng số lượng đó thì tình trạng của dự án là thu = chi (thu vừa đủ bù chi). Nếu sản xuất và tiêu thụ lớn hơn mức đó thì thu lớn hơn chi (bắt đầu có lãi). Nếu sản xuất và tiêu thụ nhỏ hơn mức đó thì mức thu nhỏ hơn mức chi (thu không đủ bù chi) dự án lỗ. Vì vậy, trong thử độ nhạy nhất thiết phải thể hiện một trong hai chỉ tiêu: Doanh thu hoặc sản lượng thì khi theo dõi quản lý dự án đi vào vận hành chỉ tiêu này mới thực sự có ý nghĩa. Đối với những dự án có nhiều sản phẩm, chúng ta dùng chỉ tiêu doanh thu. Do vậy chúng ta cần phải xác định điểm hòa vốn của dự án. Điểm hòa vốn có thể được tính theo chỉ tiêu sản lượng hoặc theo doanh thu của dự án:
- Theo sản lượng (SLHV ): SLHV = Định phí Giá bán đơn vị sản phẩm - Biến phí đơn vị sản phẩm
Đánh giá mức độ hoạt động của dự án theo sản lượng ở điểm hòa vốn bằng chỉ tiêu mức hoạt động hòa vốn như sau:
Mức hoạt động hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Theo doanh thu (DTHV ):
Định phí DTHV =
Biến phí 1 -
Tổng doanh thu
Đánh giá mức độ hoạt động của dự án theo doanh thu ở điểm hòa vốn bằng chỉ tiêu mức hoạt động hòa vốn như sau:
Mức hoạt động hòa vốn = Doanh thu hòa vốn x 100
Tổng sản lượng