5. Kết cấu luận văn
3.3.6.2. Những hạn chế
Cùng với những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh còn một số hạn chế nhất định:
- Một số dự án khi thẩm định có hiệu quả tài chính nhưng đến khi triển khai vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn dẫn tới không thanh toán được nợ Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên.
Tính đến 31/12/2010 nợ có khả năng mất vốn ở mức 10,08% với tổng số tiền là 407 tỷ đồng. Chất lượng thẩm định tài chính các dự án chưa đồng đều, đặc biệt là dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên thuộc Tổng công ty xây dựng và công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp Việt Nam (Vinaincon) chiếm tỷ trọng hơn 80% trong tổng nợ có khả năng mất vốn.
Dự án của khách hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau, có nhiều lĩnh vực mới và đặc thù. Do đó, vẫn còn tình trạng một số dự án được Chi nhánh thẩm định sơ sài, sao chép số liệu của khách hàng mà thiếu sự phân tích và đối chiếu. Có trường hợp số liệu liên quan đến chi phí, doanh thu Chi nhánh chấp nhận chưa có cơ sở, chưa dựa trên những nghiên cứu về tình hình thị trường, ví dụ như chi phí đầu vào và doanh thu dự án. Ngoài ra, việc định thời gian cho vay, thời gian trả nợ chưa gắn liền với tình hình sản xuất của khách hàng khiến cho khi dự án đi vào hoạt động không trả nợ đúng hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần. Trong khi có dự án chưa được thẩm định kỹ lưỡng, báo cáo thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng đạt chất lượng chưa cao.
- Một số nội dung thẩm định chưa được đầy đủ, chính xác.
Trong quá trình tính toán dòng tiền, mặc dù đã xét đến quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước… nhưng việc xác định sản lượng, doanh thu, chi phí vẫn chưa sử dụng những phương pháp của thống kê kế toán để ước lượng nhu cầu thị trường. Trong một số trường hợp, các khoản chi phí chỉ xét đến tính đầy đủ hoặc tính theo một tỷ lệ % nhất định trên tổng chi phí hoạt động mà chưa thẩm định xem như vậy đã thực sự hợp lý hay chưa, ví dụ như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh thu của nhiều dự án được tính theo giá bán hiện tại của sản phẩm cùng loại trên thị trường và dựa vào 100% công suất.
Đối với một số dự án dòng tiền còn tính toán chưa đầy đủ. Do vậy, chưa phản ánh đúng hiệu quả tài chính của dự án. Các tác động của lạm phát đến luồng tiền qua các năm bị bỏ qua.
- Một số dự án thẩm định tài chính chưa có sự kết hợp chặt chẽ với các nội dung thẩm định khác
Thẩm định dự án bao gồm nhiều nội dung có liên quan đến nhau như thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế - xã hội và thẩm định tài chính dự án. Trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thẩm định kỹ thuật bao gồm thẩm định sự cần thiết của dự án, thẩm định quy mô của dự án, thẩm định công nghệ và trang thiết bị, thẩm định nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác, thẩm định phương án địa điểm xây dựng, thẩm định phương án kiến trúc. Thẩm định kỹ thuật có liên quan trực tiếp đến thẩm định tài chính dự án. Nhưng đối với một vài dự án cán bộ thẩm định còn coi nhẹ ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật đối với hiệu quả tài chính của dự án. Chẳng hạn như thẩm định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chưa đánh giá xem chi phí như vậy đã phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật chưa, so với các dự án cùng loại thì cao hay thấp hơn. Công nghệ và trang thiết bị của dự án ảnh hưởng như thế nào đối với doanh thu dự án. Nếu như cán bộ thẩm định kết hợp chặt chẽ hơn thẩm định về phương diện tài chính và phương diện kỹ thuật của dự án thì hiệu quả tài chính dự án sẽ được phản ánh chính xác hơn, tránh được những đánh giá sai lầm trong thẩm định dự án như đã từng gặp phải (chi phí nguyên vật liệu Chi nhánh chấp nhận thấp hơn thực tế; yếu tố môi trường chưa được quan tâm đúng mức, sau đó phát sinh chi phí lớn xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường, thậm chí có dự án phải tạm dừng do không xử lý được chất thải)
- Phương pháp thẩm định tài chính dự án chưa hoàn thiện
Các phương pháp thẩm định dự án đang được áp dụng tại Chi nhánh nhìn chung là tương đối phù hợp với điều kiện hiện nay của NHPT cũng như các điều kiện của nền kinh tế Việt Nam. Khi tính toán các chỉ tiêu Chi nhánh đã tính tới ảnh hưởng của yếu tố thời gian của tiền. Hay nói cách khác, phương pháp chiết khấu đã được áp dụng. Ví dụ như khi tính chỉ tiêu NPV, IRR, chỉ số doanh lợi …. Tuy nhiên, các phương pháp thẩm định được áp dụng chưa phong phú và hầu hết đều là các phương pháp cổ điển. Phương pháp phân tích độ nhạy đã bắt đầu được áp dụng, nhưng mới chỉ đánh giá độ nhạy một chiều (theo từng biến đầu vào). Đánh giá độ nhạy nhiều chiều thông qua sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào cùng một lúc vẫn chưa được áp dụng. Hơn nữa, khi áp dụng các phương pháp đánh giá rủi ro, những giả định đưa ra mang nhiều yếu tố chủ quan của cán bộ thẩm định. Phương pháp phân tích tình huống, phân tích mô phỏng vẫn chưa được áp dụng trong quá trình thẩm định tài chính dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua tìm hiểu thực tế tại Chi nhánh, có thể đánh giá hoạt động thẩm định tài chính dự án chưa đóng vai trò quan trọng như nó cần phải có trong hoạt động của NHPT giai đoạn hiện nay. Kết quả hoạt động thẩm định tài chính dự án chưa thực sự là công cụ quan trọng nhất cho các cấp có thẩm quyền kiểm tra, xem xét trước khi quyết định cho vay. Nhiều kết luận thẩm định quan tâm chủ yếu đến khả năng trả nợ của chủ doanh nghiệp, mối quan hệ với doanh nghiệp mà ít coi trọng đến hiệu quả thực sự của dự án. Thẩm định đôi lúc chỉ đứng trên một góc độ, hoặc đứng trên giác độ tổng đầu tư, hoặc đứng trên giác độ nhà tài trợ. Do vậy, kết luận thẩm định độ tin cậy chưa cao.
Hoạt động thẩm định tài chính dự án nói riêng và thẩm định dự án nói chung mang tính hệ thống phức tạp, có sự tham gia đồng thời của nhiều cá nhân, bộ phận, yếu tố. Các nhân tố này không chỉ tác động đơn lẻ đến chất lượng hoạt động thẩm định mà còn tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Những hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh xuất phát từ một số nguyên nhân sau: