Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 34 - 138)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2.2.Các chỉ tiêu định tính

- Quy trình thẩm định tài chính dự án: Quy trình thẩm định dự án nói chung và quy trình thẩm định tài chính dự án nói riêng rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu sẽ giúp cho việc thẩm định một cách dễ dàng. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án cũng cần phải xem xét đánh giá xem cán bộ thẩm định có tuân thủ theo đúng quy trình thẩm định đã được Ngân hàng Phát triển ban hành hay không.

- Nhóm chỉ tiêu về nội dung thẩm định: Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Sự đầy đủ, chính xác, hợp lý trong quá trình thực hiện các nội dung thẩm định sẽ tạo ra một kết quả thẩm định tin cậy. Bất kỳ sự thiếu chính xác, thiếu hợp lý nào trong từng nội dung thẩm định tài chính cũng có thể dẫn đến các sai lầm trong kết quả thẩm định tài chính dự án và từ đó làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

+ Sự đầy đủ trong thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án. + Thẩm định tính khả thi của các nguồn vốn tham gia vào dự án.

+ Sự đầy đủ, thuyết phục của các ước lượng về các yếu tố đầu vào, đầu ra để xác định luồng tiền của dự án.

+ Sự chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án (NPV, IRR, B/C...).

+ Việc đánh giá các yếu tố rủi ro có thể xẩy ra đối với dự án. - Các chỉ tiêu khác:

+ Tổ chức công tác thẩm định: trong quá trình thẩm định nếu tổ chức công tác thẩm định một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp rút ngắn được thời gian thẩm định góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khả năng tư vấn cho khách hàng: Cán bộ thẩm định dự án là những người có kinh nghiệm vì đã được tiếp cận với nhiều dự án khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy trong quá trình từ khi tìm hiểu và biết khách hàng có nhu cầu vay vốn của NHPT thì cần phải tư vấn cho chủ đầu tư từ khâu lập hồ sơ vay vốn cho đến khi triển khai thực hiện dự án để giúp họ triển khai dự án được tốt hơn từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tài chính dự án và giúp NHPT nâng cao chất lượng tín dụng các khoản cho vay.

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định tài chính dự án

1.4.1. Nhân tố chủ quan

- Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định: Trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực thẩm định tài chính dự án nói riêng thì con người luôn là nhân tố quyết định. Đối với công tác thẩm định tài chính dự án thì con người ở đây là những cán bộ làm công tác thẩm định là những người trực tiếp thu nhập khai khác thông tin và vận dụng các phương pháp để thẩm định tài chính dự án. Các dự án vay vốn rất đa rạng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Do vậy, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học tập nghiên cứu và tìm tòi và am hiểu sâu sắc các nội dung thẩm định tài chính dự án để đưa ra các nhận định một cách khoa học, chính xác góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án. Cán bộ thẩm định không chỉ có kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần phải có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Nếu cán bộ thẩm định không có những phẩm chất này sẽ không hoàn thành tốt công việc được giao, gây ảnh hưởng cho bản thân họ và cho cả tiến độ thực hiện dự án cũng như ảnh hưởng tới cả chủ đầu tư dự án.

- Quy trình, nội dung thẩm định tài chính dự án: Quy trình và nội dung thẩm định đầy đủ, hợp lý và khoa học là cơ sở để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án. Ngược lại, Quy trình và nội dung thẩm định dự án sơ sài, bất hợp lý sẽ dẫn đến việc thẩm định tài chính dự án có kết quả không chính xác dẫn đến việc quyết định cho vay không đúng.

+ Quy trình thẩm định dự án là toàn bộ quá trình từ khi nhận được hồ sơ dự án cho đến khi NHPT đưa ra quyết định cuối cùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nội dung thẩm định tài chính thực chất là các chỉ tiêu tài chính mà NHPT quan tâm trong quá trình thẩm định. Mỗi chỉ tiêu tài chính có những ưu nhược điểm khác nhau do vậy khi thẩm định tài chính dự án cán bộ thẩm định cần phải lựa chọn các chỉ tiêu cho phù hợp và cần phải có sự phối hợp giữa các chỉ tiêu để đánh giá một cách toàn diện. Tùy theo đặc thù riêng của từng dự án mà cán bộ thẩm định có thể lựa chọn một số chỉ tiêu đặc trưng nhất định để thẩm định góp phần rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn mang lại chất lượng thẩm định tài chính dự án.

- Thông tin: Thông tin rất quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính dự án, nó là „„nguyên liệu‟‟cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Trong quá trình thẩm định nếu cán bộ thẩm định không thu nhập đầy đủ, kịp thời thông tin sẽ đưa ra các nhận định không chính xác dẫn đến những quyết định sai lầm đối với dự án. Do đó số lượng cũng như chất lượng và tính kịp thời của thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định tài chính của dự án.

- Tổ chức công tác thẩm định: Công tác thẩm định gồm nhiều công đoạn khác nhau do nhiều bộ phận thực hiện. Do vậy việc phân công giữa các bộ phận hợp lý và khoa học sẽ giúp rút ngắn được thời gian thẩm định. Ngược lại nếu sự phân công giữa các bộ phận chồng chéo thiếu hợp lý sẽ kéo dài thời gian thẩm định và nhiều khi làm mất cơ hội cho các nhà đầu tư.

- Trang thiết bị công nghệ: Việc trang bị hệ thống máy vi tính đầy đủ và đồng bộ sẽ hỗ trợ tốt cho cán bộ thẩm định thu thập và xử lý thông tin và hỗ trợ việc tính toán một cách nhanh chóng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án.

1.4.2. Nhân tố khách quan

- Địa bàn quản lý rộng.

- Môi trường kinh tế, xã hội: Một nền kinh tế phát triển, thông tin thị trường hoàn hảo sẽ giúp cho việc thu nhập thông tin và đánh giá một cách chính xác giúp cho chất lượng công tác thẩm định tài chính có cơ sở đảm bảo. Nếu như các định hướng chính sách phát triển kinh tế xã hội theo vùng ngành chưa được xây dựng một cách cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, đánh giá và lựa chọn dự án cho vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách:

Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của chủ đầu tư và NHPT có thể ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định của NHPT. Nếu hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, nghiêm minh, ít thay đổi sẽ giúp cho NHPT dễ dàng trong việc thu thập và thẩm định thông tin về khách hàng và dự án giúp cho quá trình thẩm định tài chính dự án tốt hơn. Ngược lại, hệ thống chính sách không đồng bộ, hiệu lực của các văn bản pháp lý không cao, các văn bản hướng dẫn không kịp thời, văn bản dưới luật thường xuyên có sự thay đổi...cũng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án và gây khó khăn cho NHPT trong việc thu nhập thông tin và đánh giá rủi ro.

- Trình độ và tính trung thực của khách hàng: Nếu khách hàng trung thực và am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ thì quá trình từ khi lập dự án cho đến khi triển khai thực hiện dự án sẽ tốt hơn và ít có rủi ro đạo đức xẩy ra. Khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực sẽ giúp NHPT rút ngắn được thời gian thu thập thông tin từ đó cũng góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ THẨM ĐỊNH

TÀI CHÍNH DỰ ÁN TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI CHI NHÁNH NHPT KHU VỰC BẮC KẠN – THÁI NGUYÊN

2.1. Câu hỏi nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực trạng về công tác thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên hiện nay ra sao ?

- Nguyên nhân nào khiến cho công tác thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư chưa đạt hiệu quả mong muốn.

- Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp sau đây : - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;

- Phương pháp thu thập thông tin (bao gồm thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp); - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu;

- Phương pháp so sánh;

- Phương pháp tổng hợp số liệu và phân tích các chỉ số.

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Các dự án mà tác giả dự kiến nghiên cứu, phân tích thuộc trách nhiệm quản lý của Chi nhánh NHPT khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên thuộc địa bàn 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Tác giả dự định lựa chọn 2 dự án cụ thể để nghiên cứu đó là dự án đầu tư đóng mới tàu vận tải biển chở hàng khô, trọng tải 5.200 DWT chạy tuyến quốc tế do Công ty cổ phần vận tải biển Hải Thắng làm chủ đầu tư và Dự án đầu tư đổi mới công nghệ Nhà máy xi măng Quán Triều do Công ty Cổ phần xi măng Quán Triều – VVMI làm chủ đầu tư.

Sở dĩ tác giả lựa chọn điểm nghiên cứu là 2 dự án này vì nó đã phản ánh tương đối rõ nét về việc thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

riêng đã có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thu hồi nợ vay từ đó có đảm bảo được yếu tố an toàn, hiệu quả đồng vốn tín dụng đầu tư hay không.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Là phương pháp thông qua việc nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các quy trình, quy chế về hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT Việt Nam.

Phương pháp này dùng để nắm rõ hơn những quy định về các chỉ tiêu định tính cũng như các chỉ tiêu định lượng trong quá trình thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư, phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình, quy chế của NHPT.

2.2.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Là phương pháp dựa trên số liệu báo cáo tài chính các niên độ mà Chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng (số liệu đã được kiểm toán báo cáo tài chính hoặc có xác nhận, đối chiếu với cơ quan thuế chủ quản thông qua phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ở trên) để thống kê các số liệu trên báo cáo tài chính thông qua các chỉ tiêu muốn phân tích và sau đó thông qua các công thức tính toán của từng chỉ tiêu để xử lý số liệu.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu giúp tác giả có được số liệu sơ cấp và thông qua bước xử lý số liệu bằng các công thức tính toán để có được số liệu thứ cấp, từ đó sẽ thấy được bức tranh về tài chính của từng Chủ đầu tư có dự án đề nghị vay vốn tại NHPT.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Là phương pháp thông qua số liệu đã được xử lý và ra kết quả của các chi tiêu trong từng nhóm chỉ tiêu tài chính. Thông qua bảng so sánh số liệu kế toán giữa các niên độ (các năm tài chính hoặc Quý báo cáo cùng niên độ) và so sánh với các đơn vị cùng quy mô, hoạt động trong cùng lĩnh vực để so sánh, đối chiếu và đánh giá sự tăng trưởng về giá trị tuyệt đối.

Thông qua phương pháp này, tác giả có thể lấy kết quả từ thông tin thứ cấp ở trên để so sánh sức khỏe tài chính của Chủ đầu tư đối với các chỉ tiêu ngành, chỉ tiêu của các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực với cùng quy mô để đưa ra được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những đánh giá, những kết luận khách quan, chính xác về năng lực của từng Chủ đầu tư có dự án đề nghị vay vốn tại NHPT.

2.2.5. Phương pháp tổng hợp số liệu và phân tích các chỉ số

Là phương pháp thông qua kết quả tính toán các nhóm chỉ tiêu tài chính để tổng hợp và phân tích từng chỉ tiêu đó để biết được bản chất sự tăng giảm về giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối của các chỉ số có liên quan trong công thức tính chỉ tiêu tài chính đó.

Đây là khâu cuối cùng, thông qua đó phân tích được từng chỉ tiêu trong các nhóm chỉ tiêu tài chính để có được bức tranh tổng quát nhất và cái nhìn chi tiết nhất về tất cả các mặt cần thiết khi thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng về uy tín, năng lực của Chủ đầu tư, về phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án, về hiệu quả hoạt động của dự án để từ đó báo cáo, đề xuất nên hay không nên quyết định đồng ý cho vay vốn đối với dự án được thẩm định.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của việc thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tƣ đầu tƣ

2.3.1. Chỉ tiêu định tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là những thông tin dùng để đánh giá sơ bộ được uy tín, năng lực của Chủ đầu tư, khả năng đáp ứng các yếu tố chi phí đầu vào và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận hành dự án và hiệu quả hoạt động của dự án. Các chỉ tiêu định tính bao gồm:

+ Sản phẩm chủ yếu của Chủ đầu tư;

+ Thị phần của từng loại trên thị trường sản phẩm; + Mạng lưới phân phối sản phẩm;

+ Khả năng cạnh tranh;

+ Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường;

+ Mức độ tín nhiệm của bạn hàng, chính sách khách hàng; + Chiến lược kinh doanh trong tương lai;

+ Các khách hàng quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Những ảnh hưởng tới việc tiêu thụ;

+ Sự can thiệp của Chính phủ và hỗ trợ của các ban, ngành nếu có. - Các chỉ tiêu khác.

2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

Công thức tính từng chỉ tiêu định lượng được trình bầy trong phần thực trang. Chỉ tiêu định lượng được tính toán thông qua các bảng biểu như sau:

TT TÊN CHỈ TIÊU MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

I. Nhóm chỉ tiêu về năng lực tài chính của Chủ đầu tƣ

1 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng tự tài trợ

- Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu Xác định và đánh giá về hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 34 - 138)