5. Kết cấu luận văn
3.3.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển
Khu vực Bắc Kạn – Thái Nguyên
Chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính như sau:
a Các chỉ tiêu định lượng
* Thời gian thẩm định
Thời hạn thẩm định được tính từ ngày Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên nhận đủ hồ sơ dự án theo quy định đến thời điểm có văn bản thông báo kết quả thẩm định, được quy định như sau:
- Đối với dự án phân cấp cho Chi nhánh:
+ Đối với dự án nhóm A: Tối đa không quá 40 ngày làm việc; + Đối với các dự án nhóm B: Tối đa không quá 30 ngày làm việc;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Đối với dự án nhóm C: Tối đa không quá 20 ngày làm việc. - Đối với dự án không phân cấp cho Chi nhánh:
+ Đối với dự án nhóm A, tối đa không quá 20 ngày làm việc; + Đối với các dự án nhóm B: tối đa không quá 15 ngày làm việc; + Đối với dự án nhóm C, tối đa không quá 10 ngày làm việc.
Phần lớn các dự án do Chi nhánh NHPT thẩm định điều được thẩm định với thời gian phù hợp, đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng thẩm định. Thời gian thẩm định các dự án đáp ứng được quy định của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Đối với một vài dự án, do yêu cầu khách hàng Chi nhánh còn rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu của NHPT Việt Nam.
Mặc dù thời gian thẩm định tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên phù hợp với quy định của NHPT Việt Nam. Nhưng trong thực tế, do một vài nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, cán bộ thẩm định vẫn có những cách kéo dài thời gian thẩm định nhưng không vi phạm quy định. Chẳng hạn, như yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài liệu chứng minh tính hiệu quả của dự án nhiều lần hoặc lập phiếu giao nhận hồ sơ dự án thẩm định sau khi đã thực hiện thẩm định xong do vậy thời gian thẩm định vẫn trong giới hạn thời gian cho phép nhưng thực chất không phải như vậy. Việc này đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến khách hàng. Tính chuyên nghiệp trong công tác thẩm định cũng chưa cao thể hiện ở cách thực hiện, phối hợp trong công việc giữa cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng. Thậm chí đối với nhiều dự án, chỉ có một cán bộ tín dụng làm tất cả các công đoạn trong khâu thẩm định như thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định tài chính, thẩm định kinh tế, kỹ thuật dự án… Do vậy, rất khó để đảm bảo đúng tiến độ, nhất là đối với những dự án phức tạp hoặc dự án mới.
* Sự phù hợp của kết quả thẩm định với thực tế triển khai dự án
Căn cứ vào tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn, nợ xấu có thể đánh giá chất lượng các khoản tín dụng cho vay theo dự án. Từ đó đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2: Chất lƣợng các khoản cho vay theo dự án
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng dư nợ cho vay theo dự án (tr.đồng) 2.278.645 3.330.458 4.042.223 Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho
vay theo dự án (%) 99,0 58,81 62,32
Tỷ lệ cần chú ý trên tổng dư nợ cho vay theo
dự án (%) 0 39,54 2,65
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay theo dự án trong đó:
+ Tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án (%)
+ Tỷ lệ nợ nghi ngờ trên tổng dư nợ cho vay theo dự án (%)
+ Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án (%)
1,0 0 0 1,0 1,65 0 1,04 0,61 35,03 0 24,95 10,08
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động từ 2008 - 2010 Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên có tính toán lại theo cách phân loại nợ tại QĐ 493/2005 QĐ –
NHNN ngày 22/04/2005)
Mặc dù chất lượng cho vay theo dự án được cải thiện trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án vẫn cao, nhiều dự án được Chi nhánh cho vay nhưng các quyết định tài trợ như thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, thời gian và kế hoạch trả nợ, kế hoạch giải ngân chưa thực sự hợp lý, khiến cho khác hàng gặp khó khăn khi thực hiện triển khai dự án. Chi nhánh phải có những điều chỉnh như gia hạn nợ, điều chỉnh lại thời điểm bắt đầu trả nợ, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ.
Căn cứ vào kết quả tính toán ở trên có thể đánh giá chất lượng các khoản cho vay theo dự án chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, xong có một thực tế phải thừa nhận rằng chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án chưa thực sự tốt. Vì thẩm định tài chính dự án có vai trò cực kỳ quan trọng trong cho vay,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án quyết định đến chất lượng các khoản cho vay theo dự án.
b. Các chỉ tiêu định tính
Bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng, chất lượng thẩm định tài chính thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên được thông qua các chỉ tiêu định tính như sau:
* Nhóm chỉ tiêu về thông tin phục vụ cho thẩm định tài chính dự án
- Số lượng các nguồn cung cấp thông tin
Thông tin chủ yếu Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên sử dụng trong quá trình thẩm định dự án là do chủ dự án cung cấp. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng sử dụng những thông tin của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các cơ quan quản lý Nhà nước, thông tin thị trường, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ...
- Sự đầy đủ, tin cậy của các thông tin phục vụ cho thẩm định tài chính dự án Do thông tin phần lớn là do khách hàng cung cấp nên mức độ tin cậy của những thông tin này là không cao vì thường được xây dựng theo hướng có lợi cho khách hàng. Việc xác định thông tin thị trường chủ yếu dựa vào các quy hoạch, định hướng của Nhà nước, các Bộ ngành và sự đánh giá bằng kinh nghiệm của chính cán bộ thẩm định. Ngoại trừ mức độ tin cậy của các thông tin về ngành thép, ngành điện là tương đối cao vì đã có một quá trình dài theo dõi, tổng kết. Những thông tin có liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính dự án như: Giá cả các yếu tố đầu vào, nhu cầu thị trường, giá bán sản phẩm, doanh thu chưa dựa trên những kết quả nghiên cứu thị trường mà phần lớn dựa vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định.
* Nhóm chỉ tiêu về nội dung thẩm định
- Sự đầy đủ trong thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án:
Đối với các dự án đã có quyết định đầu tư thì cán bộ thẩm định của Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên thường xác định tổng mức vốn đầu tư theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền đã phê duyệt. Đối với những dự án chưa có quyết định đầu tư, Chi nhánh yêu cầu chủ dự án cung cấp thông tin liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quan đến tổng vốn đầu tư, có thể là đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Đồng thời rà lại các nội dung chính của tổng mức đầu tư theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng. Vì vậy, có thể đánh giá việc xác định tổng vốn đầu tư của dự án là tương đối đầy đủ.
- Tính khả thi trong thẩm định nguồn tài trợ cho dự án:
Phần lớn các doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên đều có mức vốn chủ sở hữu không lớn do vậy nguồn tài trợ cho dự án thông thường bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay NHPT và vốn huy động khác: vay tổ chức tín dụng.... Đối với nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng thì việc lấy cam kết cho vay của các tổ chức tín dụng không khó nhưng việc xác định vốn tự có của doanh nghiệp thì khá đơn giản: Đối với doanh nghiệp đang hoạt động chỉ dựa vào báo cáo tài chính để xác định, cụ thể như sau:
Vốn tự có tham gia vào dự án = Vốn chủ sở hữu + vốn vay dài hạn – giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Việc xác định vốn tự có tham gia vào dự án như trên là chưa hợp lý vì Chi nhánh chưa xác định xem doanh nghiệp dự kiến sẽ dùng bao nhiêu vốn chủ sở hữu để tiếp tục đầu tư tài sản dài hạn, thực hiện dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khác để từ đó xác định vốn chủ sở hữu còn lại có thể tham gia thực hiện dự án đầu tư mà Doanh nghiệp đang đề nghị NHPT cho vay vốn. Chi nhánh chưa căn cứ vào chỉ tiêu nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu còn lại để kiểm tra tính thanh khoản cụ thể như sau:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: nguồn hình thành
+ Nợ phải thu: thời gian phát sinh, chủ nợ, có thuộc nợ khó đòi không? nguồn hình thành…
+ Hàng tồn kho: chủng loại hàng hóa, nguồn hình thành, thời gian lưu kho, tính thanh khoản cua từng chủng loại hàng tồn kho…
Trên cơ sở đó, mới kết luận Doanh nghiệp có bao nhiêu vốn chủ sở hữu có thể tham gia thực hiện dự án đầu tư và tính khả dụng, tính thanh khoản của nguồn vốn đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Còn đối với doanh nghiệp thành lập mới chỉ dựa vào đăng ký kinh doanh và cam kết của chủ đầu tư để xác định chứ không đánh giá được khả năng thực góp.
- Sự đầy đủ, thuyết phục của các ước lượng đầu vào, đầu ra của dự án để xác định dòng tiền:
Theo quy trình thẩm định dự án do NHPT Việt Nam ban hành thì để thẩm định được luồng tiền của dự án, cán bộ thẩm định phải dự kiến được doanh thu, chi phí hàng năm của dự án.
Đối với dự án vay vốn thuộc lĩnh vực quen thuộc như ngành luyện gang, thép, xi măng… việc xác định doanh thu và chi phí của dự án là khá chính xác. Do Chi nhánh có nhiều kinh nghiệm cho vay trong lĩnh vực này nên việc thẩm định tính hợp lý của các yếu tố chi phí sát với thực tế. Còn việc xác định sản lượng, giá bán, doanh thu cũng tương đối dễ dàng. Vì các dự án vay vốn thuộc các lĩnh vực này có sự nghiên cứu của chủ dự án về thị trường, và đã được các cơ quan chuyên môn thẩm định (chủ đầu tư có thể cung cấp tài liệu chứng minh). Đối các dự án vay vốn thuộc các lĩnh vực khác, việc xác định dòng tiền có độ tin cậy không cao. Bởi các cán bộ thẩm định chỉ đánh giá được các yếu tố chi phí dự án. Còn doanh thu dự án không được dự kiến chính xác do chưa áp dụng các phương pháp thống kê, điều tra để thu nhập thông tin về diễn biến giá cả và nhu cầu thị trường, việc đánh giá dựa nhiều vào thông tin do chủ dự án cung cấp và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định.
Trong quá trình thẩm định một số dự án, nhiều yếu tố chi phí không được đánh giá chi tiết. Chẳng hạn như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý cho dự án chỉ tính bằng tỷ lệ % nhất định trên doanh thu. Chi nhánh không đưa ra được những căn cứ cụ thể khi thẩm định các yếu tố chi phí này. Hơn nữa, doanh thu dự án dự tính trong thời gian hoạt động của dự án là như nhau. Sự ước lượng các yếu tố đầu vào đầu ra chưa sát thực tế, nên việc xác định dòng tiền dự án chưa chính xác.
- Sự hợp lý trong việc xác định tỷ lệ chiết khấu.
Lãi suất chiết được tính toán thống nhất theo đúng văn bản hướng dẫn của NHPT Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Việc dự tính đến yếu tố lạm phát và khả năng phát huy công suất của máy móc thiết bị
Thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên không dự tính đến yếu tố lạm phát khi xác định dòng tiền, đánh giá hiệu qủa tài chính dự án. Chi phí, doanh thu dự án được xác định cố định, không thay đổi trong suốt vòng đời của dự án. Do chưa tính đến ảnh hưởng của yếu tố lạm phát và khả năng phát huy công suất của máy móc thiết bị nên dẫn đến sai lệch giữa kết quả thẩm định và thực tế triển khai dự án. Ví dụ như dự án Vùng nguyên liệu nhà máy ván dăm-Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu của Công ty cổ phần Sơ Lâm…
- Sự chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đã được tính toán tương đối đầy đủ nhưng nhiều khi chỉ là hình thức, mang tính chất tham khảo mà chưa được coi là những chỉ tiêu cơ bản đánh giá về triển vọng cũng như mức độ an toàn tài chính. Rất nhiều dự án, cán bộ thẩm định còn tập trung nhiều hơn vào thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn; các nội dung tài chính của dự án không được thẩm định toàn diện, kỹ lưỡng. Những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính cũng chưa được xem xét cẩn thận, chẳng hạn như yếu tố công nghệ, môi trường thường chấp thuận ý kiến của chủ dự án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phê duyệt. Việc đi sâu phân tích đánh giá độ tin cậy của các hạng mục thu chi nhiều khi chưa làm được, những bảng biểu thiết lập khi phân tích thường thụ động, dựa vào những thông số do chủ dự án cung cấp. Những kết luận về tính hiệu quả của dự án được tính toán dựa trên các số liệu không được thẩm định một cách hợp lý, chính xác thì cũng không đảm bảo độ tin cậy.
- Về đánh giá rủi ro của dự án
Phân tích rủi ro được thực hiện chưa đầy đủ, chi tiết. Chi nhánh NHPT Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên mới chỉ đưa ra những nhận định chung chung về rủi ro thị trường, rủi ro công nghệ, rủi ro kinh tế vĩ mô … Các phương pháp phân tích rủi ro chưa được áp dụng thành thạo, chủ yếu áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
còn các phương pháp đánh giá phân tích rủi ro như phân tích mô phỏng, phân tích tình huống chưa được Chi nhánh áp dụng. Việc phân tích còn tương đối đơn giản, lựa chọn mức dao động của các yếu tố đầu vào chính như công suất, giá bán…. để tính toán trên biểu EXCEL theo hướng dẫn của NHPT Việt Nam, chưa gắn với nhận định về biến động của thị trường, chưa đưa ra được những nhận định cụ thể về mức độ rủi ro của dự án cũng như những nhân tố nào đáng chú ý, điểm giới hạn mà