Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 31 - 34)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2.1.Các chỉ tiêu định lượng

* Thời gian thẩm định dự án:

- Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày NHPT nhận đủ hồ sơ đề nghị vay vốn hợp pháp, hợp lệ đến thời điểm có văn bản thông báo kết quả thẩm định. Đây là khoảng thời gian mà NHPT thu thập thông tin, đánh giá khách hàng và dự án vay vốn để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay đối với dự án và chủ đầu tư.

Thời gian thẩm định phải được tiến hành trong thời gian quy định của NHPT. Thời gian thẩm định kéo dài sẽ làm cho dự án khó thực hiện và làm mất cơ hội đầu tư của chủ đầu tư và nhiều khi còn làm tăng chi phí đầu tư cho dự án. Nhưng ngược lại, khi thẩm định dự án tiến hành một cách qua loa không đảm bảo một khoảng thời gian tối thiểu để có thể thu nhập thông tin để thẩm định thì chất lượng thẩm định tài chính của dự án có thể không cao. Như vậy khi tiến hành thẩm định tài chính dự án cán bộ thẩm định cần phải xây dựng kế hoạch về mặt thời gian đối với từng nội dung công việc trong khâu thẩm định tài chính dự án. Tùy theo tính chất phức tạp của dự án mà có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thẩm định tài chính dự án. Trong điều kiện hiện nay, thời gian thẩm định càng rút ngắn càng tốt vì chi phí cơ hội của dự án có thể là rất lớn, các chủ đầu tư khi đến với NHPT bao giờ cũng mong muốn NHPT trả lời sớm nhất cho dù NHPT có quyết định cho vay hay không cho vay đối với dự án nhưng khi rút ngắn thời gian thẩm định vẫn phải đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính dự án theo yêu cầu của NHPT và vẫn phải đảm bảo trong thời gian thẩm định cho phép của NHPT.

* Chi phí thẩm định dự án: trên thực tế chi phí này khó tính được một cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan tới công tác này thường là chi phí văn phòng phẩm, chi phí cho cán bộ đi công tác, chi phí đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ... Tuy nhiên, ta hoàn toàn có thể ước lượng được, nếu công tác tổ chức thẩm định được theo dõi tốt tại mỗi đơn vị trong hệ thống…. Đây là chỉ tiêu phản ánh chi phí của sản phẩm, chi phí thấp sẽ phản ánh hiệu quả cao.

* Các chỉ tiêu phản ánh sự phù hợp kết quả thẩm định với thực tế triển khai dự án

Tiêu chuẩn này chỉ có thể được kiểm định khi dự án đã đi vào khai thác, sử dụng và được tính cho các dự án được chấp thuận cho vay và bị từ chối cho vay chuyển sang sử dụng vốn thương mại. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, đòi hỏi phải có quá trình theo dõi, tổng hợp trong thời gian dài và được đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng sau:

Đối với dự án chấp thuận cho vay: Có thể đánh giá chất lượng tín dụng thông qua tỷ lệ từng loại dư nợ trên tổng dư nợ vay. Nếu tỷ lệ các khoản nợ đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay cao và tỷ lệ các khoản nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ vay thấp thì có thể đánh giá chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Căn cứ vào chất lượng tín dụng để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án bởi vì hoạt động thẩm định tài chính dự án có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động tín dụng và chất lượng thẩm định tài chính dự án ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều đến chất lượng hoạt động tín dụng. Các chỉ tiêu thường dùng:

- Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

Tỷ lệ dư nợ đủ tiêu chuẩn = Dư nợ đủ tiêu chuẩn

x 100% Tổng dư nợ vay

Nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ trong hạn được NHPT đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Tỷ lệ dư nợ cần chú ý trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

Tỷ lệ dư nợ cần chú ý = Dư nợ cần chú ý

x 100% Tổng dư nợ vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nợ cần chú ý bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thời hạn theo thời hạn nợ cơ cấu lại. Đây là các khoản nợ được NHPT đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay theo dự án là tổng hợp của ba chỉ tiêu: Tỷ lệ dư nợ dưới tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án, Tỷ lệ nợ nghi ngờ trên tổng dư nợ cho vay theo dự án, Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

+ Tỷ lệ dư nợ dưới tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án:

Tỷ lệ dư nợ

= Dư nợ dưới tiêu chuẩn

x 100%

dưới tiêu chuẩn Tổng dư nợ vay

Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo theo thời gian đã được cơ cấu lại. Đó là các khoản nợ được NHPT đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được NHPT đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Tỷ lệ nợ nghi ngờ trên tổng dư nợ cho vay theo dự án

Tỷ lệ nợ nghi ngờ = Dư nợ nghi ngờ

x 100% Tổng dư nợ vay

Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo theo thời đã cơ cấu lại. Các khoản nợ này được NHPT đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

+ Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho vay theo dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nợ có

= Dư nợ có khả năng mất vốn

x

khả năng mất vốn Tổng dư nợ vay 100%

Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo theo thời đã được cơ cấu lại. Các khoản nợ này được đánh giá là không còn khả năng thu hồi vốn, mất vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu như: tỷ lệ số dự án trả nợ đúng kế hoạch, tỷ lệ dự án trả nợ không đúng kế hoạch…

- Đối với các dự án từ chối cho vay cũng cần thiết đánh giá tỷ lệ số dự án đã từ chối cho vay (do đánh giá không hiệu quả tài chính nhưng trên thực tế, dự án vẫn hoạt động hiệu quả thông qua việc sử dụng nguồn vốn vay khác) trên tổng số dự án từ chối cho vay, để kiểm định kết luận trong quá trình thẩm định có sát với thực tế không?

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn, Thái Nguyên (Trang 31 - 34)