Xây dựng cơ chế phát huy nội lực cộng đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ CHÍ LINH, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU (Trang 103 - 111)

2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

3.7.5.Xây dựng cơ chế phát huy nội lực cộng đồng

Xây dựng cơ chế lấy ý kiến cộng đồng là hướng mọi chủ thể thực hiện cùng tham gia dự án, hiểu kỹ về dự án và cùng có trách nhiệm đóng góp hiệu quả cao nhất cho dự án, hướng tới mục tiêu tạo nên một môi trường đô thị đẹp – tiện nghi – bền vững.

Trong hoàn cảnh kinh tế phát triển đô thị bùng nổ, xây dựng cơ chế lấy ý kiến cộng đồng theo hình thức vừa kín vừa hở, mềm dẻo để có thể vận dụng linh hoạt đối với nhiều hình thái cộng đồng dân cư với nhiều kiểu và trình độ phát triển khác nhau. Đặc biệt, xây dựng quy trình ưu tiên hướng dẫn nhiều hơn cho cộng đồng do một mặt nào đó hạn chế về trình độ dân trí để người dân có tiếng nói trong các dự án và đương nhiên cũng được chia sẻ các lợi ích trực tiếp của dự án.

Xây dựng quy trình lấy ý kiến cộng đồng trong tất cả các giai đoạn thể hiện được vai trò và quyền hạn của các bên tham gia ở mức độ như thế nào, nhằm phát huy sức mạnh và ý chí cộng đồng. Mỗi tác nhân tham gia dự án như kiến trúc sư, nhà quản lý và người dân đều là những người có trách nhiệm thực sự với dự án.

- Bước 1 – Ngay khi lập dự án. Vì mỗi dự án đều có ảnh hưởng đến cộng đồng về các mặt môi trường tự nhiên, xã hội, mật độ, giao thông... nên cộng đồng phài tham gia cho ý kiên thực hiện dự án phủ quyết hay đống ý. - Bước 2: Tiến hành sạu khi hoàn thành thiết kế sơ bộ (kiến trúc, không

gian, hạ tầng...), tiến hành trưng bày lấy ý kiến cộng đồng để cộng đồng tham gia đóng góp và chỉnh sửa.

- Bước 3: Thực hiện sau khi có thiết kế hoàn chỉnh. Cộng đồng tham gia xét duyệt thông qua và thực hiện quy hoạch.

Cần quy định rõ ý kiến đóng góp dù đồng ý hay không đều phải chỉ rõ nguyên nhân lý do tại sao dựa trên cơ sở và chứng cứ. Số liệu mạng tính khoa học và hiện thực, được lượng hoá một cách rõ ràng. Kiên quyết loại bỏ các ý kiến mang tính trừu tượng, càm tính hay duy ý chí. Các yêu cầu chỉ ra nguyên nhân cụ thể cho các ý kiến đồng ý hay phủ nhận một cách tích cực cũng làm tăng hiệu quả phản biện xã hội của cư dân. Chính quyền và người dân trong nhiều trường hợp can phải thuê các đơn vị thẩm tra và tư vấn độc lập để có thể có được các thông số chính xác (như kiểm tra độc lập về chất lượng nước môi trường...minh họa cho ý kiên phàn biện của mình).

Quy định rõ nếu trong vòng 6 tháng cộng đồng không trả lời được, hoặc góp ý không thoả đáng thì ý kiến phủ quyết sẽ không được xem xét.

Quy trình lấy ý kiến cộng đồng không có nghĩa là phó mặc cho người dân góp ý một cách tự phát, tránh tình trạng chờ đợi kéo dài thời gian thực hiện dự án do chưa cho ý kiến cộng đồng, hạn chế lãng phí tiền bạc, nguồn lực.

Quy định tiến hành lấy kiến của các đại diện các giới và lứa tuổi trong cộng đồng. Các đại diện được cộng đồng bầu ra và phải có hiểu biết nhất định, thực sự độc lập với chính quyền, có trách nhiệm gắn chặt với quyền lợi của cư dân và chịu trách nhiệm với pháp luật.

Nên quy định tỷ lệ chấp thuận của cộng đồng xấp xỉ 2/3 thì dự án mới được thông qua.

Xây dựng các giới hạn cụ thể trong các giai đoạn lấy ý kiến (về thời gian lấy ý kiến, các vấn đề chính cần tập trung).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới hiện nay là giải pháp quan trọng và phù hợp với xu hướng phát triển mới với nhiều ưu thế:

+ Tạo dựng được cảnh quan khu đô thị theo chiều hướng tốt, tạo sự thống nhất hài hòa về không gian kiến trúc cảnh quan giữa các khu vực trong Khu đô thị mới.

+ Tạo dựng bộ mặt đô thị khang trang hiện đại có trật tự và bản sắc.

Đề tài đề cập đến các vấn đề: Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại các khu đô thị mới nói chung hiện nay và khu đô thị Chí Linh – TP.Vũng Tàu nói riêng; Cơ sở khoa học cho việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới; Đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị Chí Linh – TP.Vũng Tàu.

Để xây dựng khu đô thị mới hoàn chỉnh, các quan điểm cơ bản cần thể hiện rõ trên tất cả các mặt liên quan như Quy hoạch, Kiến trúc và Cảnh quan, hay nói cách khác là phải đồng bộ, thống nhất từ đầu đến cuối, từ tổng thể không gian đô thị đến các yếu tố cấu thành đô thị.

Nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị Chí Linh – TP.Vũng Tàu theo mục tiêu quy hoạch, luận văn đề xuất chia thành các khu vực, các khu chức năng khác nhau căn cứ vào từng vị trí và mối liên hệ với xung quanh. Qua đó, luận văn đề xuất xây dựng quy định quản lý trên từng khu vực, các khu chức năng cụ thể và theo từng thể loại công trình.

Nhằm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị Chí Linh – TP.Vũng Tàu đạt hiệu quả luận văn đề xuất một số giải pháp:

+ Sớm lập, trình thẩm định và phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị thành phố Vũng Tàu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức thực hiện và quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư, các hoạt động

liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh, vận hành, khai thác, chuyển giao, thủ tục hoàn thành, đảm bảo dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ.

+ Giải pháp sự tham gia của cộng đồng cũng là giải pháp cấp thiết cần tăng cường triển khai áp dụng, vì cộng đồng dân cư là thành phần trực tiếp sử dụng công trình trong đô thị, là người biết rõ nhất yêu cầu cấp thiết của cộng đồng là gì. Việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền đô thị, các cơ quan chuyên môn và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong đầu tư xây dựng, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan nhằm cân đối hài hòa giữa trách nhiệm - lợi ích - nhu cầu, cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển đô thị bền vững.

Những đề xuất của luận văn là những vấn đề thực tiễn và có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng khu đô thị mới tại Vũng Tàu nói riêng và các khu đô thị mới trong cả nước nói chung. Những biện pháp, đề xuất trong luận văn có thể áp dụng cho thực trạng các khu đô thị mới hiện nay.

KIẾN NGHỊ

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và xây dựng:

+ Cần nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới, từ đó ban hành bổ sung hoàn thiện hoặc thay thế những cơ chế, chính sách không phù hợp. Trong đó cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác kiểm soát, đánh giá chất lượng công trình xây dựng, cũng như thu hút Chủ đầu tư, người dân đô thị tham gia cùng hoặc thay mặt Nhà nước để quản lý tốt không gian kiến trúc cảnh quan.

+ Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình tại các khu vực trong đô thị nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm và có biện pháp xử lý theo quy định.

+ Tạo cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đa dạng hóa và xã hội hóa các nguồn lực đầu tư phát triển khu đô thị theo hình thức cùng chia sẻ lợi ích - trách nhiệm (huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước như: các nguồn ODA, FDI, huy động từ nhân dân, v.v…).

+ Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu, công nhân có tay nghề giỏi, chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.

Tài liệu trong nước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nguyễn Thế Bá (1992), “Lý thuyết quy hoạch xây dựng đô thị”, NXB KH&KT;

2. Nguyễn thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”, NXB Xây dựng;

3. Bộ Xây dựng (2008), “QCXDVN 01:2008 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng”, Nxb Xây dựng;

4. Chính phủ (1996), Quyết định 344/TTg ngày 27/5/1996 về phê duyệt Dự án đầu tư khu đô thị Chí Linh – thành phố Vũng Tàu;

5. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-CP ngày 18/04/2005 về ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng;

6. Chính phủ (2005), Quyết định 235/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 về Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015 định hướng đến năm 2020;

7. Chính phủ (2007), Quyết định 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/1/2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015 định hướng đến năm 2020;

8. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

10. Vũ Cao Đàm (1998), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Nxb KH&KT;

11. Trần Trọng Hanh (1999), “Một số vấn đề Quy hoạch và phát triển các khu đô thị mới ở Việt Nam”. Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu khoa học, Vụ Quản lý Kiến trúc Quy hoạch, Bộ Xây dựng;

thị”. Dự án nâng cao năng lực Quy hoạch và quản lý môi trường đô thị DANIDA, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội;

13. Trương Tiến Hải (Thứ năm, 04.8.2011), “Quy hoạch đô thị bền vững, nhìn từ kinh nghiệm của Australia, Cổng thông tin điện tử Công ty CP TVTK ĐT và XD ACUD – www.acud.vn, Hà Nội;

14. Đỗ Hậu, “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng”; 15. Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Hữu Đoàn (2003) “Giáo trình Quản lý đô

thị”, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Thống kê;

16. Hướng tới sự tham gia của nhiều thành phần trong quản lý và phát triển đô thị_VIE/95/051 (1998);

17. Nguyễn Tố Lăng (thứ tư 22.9.2010), “Quản lý phát triển đô thị bền vững – Một số bài học kinh nghiệm”, Cổng thông tin điện tử Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam – www.ashui.com, Hà Nội;

18. Hàn Tất Ngạn (1999), “Kiến trúc cảnh quan”, Nxb Xây dựng; 19. Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị”, Nxb Xây dựng;

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng;

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Nhà ở; 22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy

hoạch đô thị;

23. Đàm Trung Phường (2005), Đô thị Việt Nam, Nxb Xây Dựng; 24. Kim Quảng Quân (2000), “Thiết kế đô thị có minh họa”;

25. Nguyễn Đăng Sơn (2006), “Phương pháp tiếp cận mới vế quy hoạch và quản lý đô thị, NXB Xây dựng;

26. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (1993, 1999, 2000, 2003, 2005), Quyết định 463/QĐ-UB ngày 14/4/1993 V/v: phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ

31/3/1999, quyết định số 6165/QĐ-UB ngày 11/12/2000, quyết định số 6871/QĐ-UB ngày 21/7/2003, quyết định số 678/QĐ-UB ngày 4/3/2005 V/v: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị Chí linh – TP. Vũng Tàu;

27. Các Tạp chí, báo chuyên ngành Xây dựng, Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng;

28. Các luận văn Thạc sĩ nghiên cứu tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; 29. Các tài liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực lập quy hoạch và

các tài liệu, số liệu khác có liên quan.

Tài liệu nước ngoài:

30. Francoise Noel (2002), “Urbanisation and Sustainable Development”; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang web: http://www.moj.gov.vn http://www.xaydung.gov.vn http://ashui.com http://ktdt.vn/ http://kienviet.net/ http://vi.wikipedia.org/ http://www.baria-vungtau.gov.vn/web/guest

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ CHÍ LINH, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU (Trang 103 - 111)