Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ CHÍ LINH, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU (Trang 65 - 67)

2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

2.4.2. Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng

Hình thức phổ biến trong việc tham gia nguồn lực của cộng đồng là huy động và tư vấn. Hình thức huy động trong các giai đoạn đã trở thành hiện thực và nó đã có lịch sử lâu đời, đặc biệt nó gắn với hiệu quả trong việc đầu tư phát triển và đã trở nên phổ biến với các tổ chức quốc tế. Việc huy động thời gian rảnh rỗi và sử dụng các nguồn vốn nhàn của người dân nhắm bù đắp và tiếp sức cho nguồn lực tài chính của Chính phủ là rất cần thiết.

Sự cần thiết cho một khuôn khổ phù hợp, các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội đô thị được tốt đẹp thì việc vận dụng các mối quan hệ đó áp dụng vào việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan là rất cần thiết, nhằm đưa các quy định quy chế phù hợp với nhu cầu thực tế của cộng đồng. Điều này cũng có nghĩa các thiết chế pháp luật sẽ dễ dàng thực thi hơn [16].

Theo GS Aprodicio Laquyan (Canada) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quản lý không gian kiến trúc cảnh quan là vô cùng quan trọng vì

người dân có quyền tham gia vào việc quyết định, vì kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh người dân bởi vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng của họ để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả của dự án tốt hơn, vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì và những gì họ đủ khả năng dùng các nguồn lực của riêng họ để chi cho các hoạt động của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng thể hiện sự cam kết của người dân với dự án, vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án và đạt hiệu quả cao hơn.

2.4.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng

Theo Jean-Paul Lacaze sự tham gia của cộng đồng có thể theo 3 mức độ: - Mức độ tham gia thứ nhất chủ yếu tập trung vào việc thông tin, thông báo cho người dân;

- Mức độ tham gia thứ 2 là việc mở rộng các thủ tục quy chế để đưa vào đấy việc tham khảo ý kiến của người dân;

- Mức đô tham gia thứ 3 là việc chấp nhận chia sẻ quyền chọn quyết định trong quy hoạch.

Theo GS. Shirley Arnstein sự tham gia của cộng đồng được thực hiện trên các mức độ sau:

- Chính quyền vận động nhân dân làm theo;

- Chính quyền đưa ra các quyết định và thông báo cho nhân dân; - Chính quyền trao đổi bàn bạc với các nhóm dân cư;

- Chính quyền đáp ứng các nhu cầu của nhân dân; - Nhân dân kiểm soát.

Như vậy, việc tham gia của cộng đồng sẽ theo mức độ từ thấp đến cao, tùy thuộc vào khả năng trình độ của cư dân nhưng quan trọng và có tính quyết định đó là quan điểm của người lãnh đạo.

2.4.4. Các yếu tố cơ bản trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng - Chủ trương phải hợp lòng dân.

- Công tác chỉ đạo đúng và cán bộ sâu sát nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

- Có chính sách hỗ trợ của chính quyền, cơ chế quản lý đúng, đặc biệt đề cao sự tham gia giám sát của nhân dân.

- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ CHÍ LINH, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w