2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
3.4. Giải pháp Quản lý đối với các công trình kiến trúc
3.4.1. Công trình công cộng
1. Công trình hành chính - chính trị
Tiêu chí quản lý
Mục đích/Yêu cầu Hướng dẫn quản lý
1. Chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc - Tạo lập khu vực có chức năng phục vụ cộng đồng và là nơi thể hiện quyền hạn và chức năng của chính quyền.
- Hình thành các khu vực hành chính – chính trị theo quy hoạch và yêu cầu của thực tế.
- Công trình hành chính mới đảm bảo yêu cầu về kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật liên quan đảm bảo yếu tố hiện đại kết hớp với truyền thống phù hợp với chức năng hành chính – chính trị.
- Các công trình hành chính- chính trị hiện hữu như cần chỉnh trang, nâng cấp điều kiện làm việc, kết nối với hệ thống hạ tầng khu vực phù hợp quy hoạch chung của đô thị.
2. Cảnh quan, Môi trường
- Tạo lập các khu vực có không gian đẹp, hiện đại cho đô thị
- Lập kế hoạch cải tạo, nâng cấp cảnh quan môi trường đối với các công trình hiện hữu.
- Công trình hành chính – chính trị xây mới theo đúng quy hoạch, yếu tố môi trường phục vụ cho cộng đồng cần được quan tâm. 3. Được phép/ Khuyến khích - Sử dụng các quỹ đất đô thị phù hợp với quy hoạch chung đô thị để hoàn thiện và xây dựng hệ thống công trình hành chính – chính trị đô thị và cấp khu vực.
4. Được phép có quy định
- Các công trình phục vụ, hỗ trợ cho các dịch vụ công đô thị của người dân.
- Xây dựng công trình tại các điểm dịch vụ công cộng dưới sự cho phép của cơ quan quản lý quy hoạch trên địa bàn.
5. Không được phép
- Tăng mật độ xây dựng trong quá trình cải tạo, nâng cấp công trình.
- Mọi hình thức cơi nới và tăng chiều cao công trình.
2. Công trình dịch vụ - thương mại
Tiêu chí quản lý Mục đích/Yêu cầu Hướng dẫn quản lý 1. Chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc - Đáp ứng yêu cầu hoạt động của công trình dịch vụ- thương mại cấp đô thị và khu vực. - Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cư dân đô thị
- Công trình dịch vụ - thương mại có quy mô lớn yêu cầu thực theo quy hoạch đã được duyệt.
- Trong quá trình hình thành dự án cần có phương án đồng bộ giải quyết các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật kết nối với hạ tầng kỹ thuật khu vực để tránh quá tải trong quá trình khai thác sử dụng.
- Quá trình xây dựng đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật hiện hành, phòng chống cháy nổ, cứu hoả...
- Cải tạo chỉnh trang các công trình hiện có; đồng thời đối chiều với yêu cầu thực tế để có đề xuất bổ sung hoàn thiện hệ thống công trình dịch vụ - thương mại. 3. Cảnh quan,
Môi trường
- Hệ thống công trình tạo cảnh
- Lập kế hoạch và dự án cải tạo và nâng cấp cảnh quan môi trường một cách đồng
quản cho đô thị. bộ trong khu vực. 4. Được
phép/ Khuyến khích
- Bố trí biển quảng cáo, hình ảnh trong phạm vi công trình, phù hợp với yêu cầu cảnh quan chung.
5. Được phép có quy định
- Xây dựng các công trình dịch vụ - thương mại nhỏ lẻ nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý quy hoạch trên địa bàn.
- Các công trình hiện có cải tạo, nâng cấp được phép nâng tầng nhưng đảm bảo chiều cào không vượt quá quy định của khu vực.
6. Không được phép
- Các công trình hiện có cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp không được phép tăng mật độ xây dựng.
6.2. Bố trí biển quảng cáo ngoài phạm vi công trình, ảnh hưởng không tốt cảnh quan chung khu vực, gây mất an toàn giao thông. 3. Công trình trường học Tiêu chí quản lý Mục đích/Yêu cầu Hướng dẫn quản lý 1. Chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc - Đảm báo chất lượng hoạt động của cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu của dân cư trên địa bàn.
- Có kế hoạch khai thác quỹ đất bổ sung vào mạng lưới các trường, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng dân cư tại từng địa bàn.
- Đối với các khu vực xây dựng mới, kiểm soát chặt chẽ yêu cầu về hệ thống
Tiêu chí quản lý
Mục đích/Yêu cầu
Hướng dẫn quản lý
giáo dục mầm non và trường phổ thông theo đúng quy định hiện hành.
2. Hạ tầng kỹ thuật, xã hội
- Đáp ứng yêu cầu hoạt động của cơ sở giáo dục.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại đồng bộ và bền vững 3. Cảnh quan, Môi trường - Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
- Tạo lập cảnh quan và môi trường thuận lợi đáp ứng yêu cầu hoạt động của cơ sở mầm non và trường phổ thông.
4. Được phép/ Khuyến khích
- Hình thành công trình công cộng thích hợp với hoạt động giáo dục tại khu vực cận kề với cơ sở mầm non và trường phổ thông.
- Thực hiện đúng pháp luật và quy định của chuyên ngành giáo dục.
5. Được phép có quy định
- Khi có nhu cầu mới xuất hiện, cần có văn bản đề xuất để được giải quyết.
6. Không được phép
- Hình thành công trình công cộng không thích hợp với hoạt động giáo dục tại khu vực cận kề cơ sở giáo dục mầm non và trường phổ thông.
- Thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Trái với quy định chuyên ngành và quốc gia.
3.4.2. Công trình nhà ở
Tiêu chí quản lý Mục đích/ yêu cầu Hướng dẫn quản lý 1. Chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc - Đảm bảo an toàn thuận lợi trong sinh hoạt của người dân. - Tạo lập tuyến phố có cảnh quan đẹp, phù hợp với truyền thống.
- Nhà liền kề liên tục không quá 80m đề phòng chống cháy nổ.
- Số nhà không trùng lặp, nhất quán theo cách đánh số thứ tự truyền thống trên mỗi đường phố( số nhà theo thứ tự, bên trái là số lẻ, bên phải là số chẵn cho từng đường phố).
2. Hạ tầng kỹ thuật, xã hội
- Đảm bảo yêu cầu sinh hoạt hàng ngày thuận tiện cho người dân.
- Bố trí đồng bộ các công trình công cộng cấp cơ sở cho từng ô phố và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo quy chuẩn hiện hành cho từng khu vực.
3. Cảnh quan, Môi trường
1. Khắc phục những bất cập trong hiện tượng xây dựng tự phát
- Quản lý độ cao tầng nhà mặt tiền dọc theo các đường phố.
- Quản lý độ cao nhà tương ứng với khoảng lùi và các công trình xây dựng ở lớp phía trong ô phố, theo các quy định.
4. Được phép/ Khuyến khích
- Tự xây nhà trên các lô đất dọc theo đường phố, trên cơ sở tuân thủ các quy định quản lý và pháp luật hiện hành.
5. Được phép có quy định
- Khi có nhu cầu cải tạo xây dựng mới..nhất thiết phải có cơ quan có trách nhiệm để hướng dẫn, giải đáp. 6. Không được
phép
- Trái với các quy định hiện hành và quy hoạch chỉ tiết cải tạo ô phố,
Tiêu chí quản lý Mục đích/ yêu cầu
Hướng dẫn quản lý
đường phố đã được phê duyệt.
2. Công trình chung cư
Tiêu chí quản lý Mục đích/ yêu cầu
Hướng dẫn quản lý
1. Chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc
- Cải tạo điều kiện ở cho dân cư tại địa bàn.
- Đáp ứng yêu cầu ở của khu vực. - Không tạo áp lực về mật độ dân cư, mật độ xây dựng cho khu vực.
2. Hạ tầng kỹ thuật, xã hội
- Đảm bảo thuận lợi cho đời sống dân cư trên địa bàn.
- Việc thành lập chung cư đơn lẻ phải phù hợp yêu cầu về sức chịu tải các hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.
- Cần có sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư trên địa bàn.
3. Cảnh quan, Môi trường
- Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
- Hài hoà cảnh quan khu vực.
- Không ảnh hướng xấu tới môi trường trong khu vực.
4. Được phép/ Khuyến khích
- Cải tạo nhỏ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong khu tập thể cũ .
5. Được phép có quy định
- Chấp hành đầy đủ nghiêm túc và yêu cầu về xây dựng và cải tạo.
6. Không được phép
- Xây dựng trái các quy định hiện hành tại các khu chung cư cũ.
3.5. Giải pháp Quản lý cảnh quan môi trường
Đây là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị, nếu việc quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong khu đô thị.
Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ cảnh quan môi trường sống trong khu đô thị. Các đường phố, công viên phải được đặt tên gọi: trụ sở Ủy ban nhân dân phường, trung tâm thương mại, trường học, nhà trẻ mẫu giáo, bưu điện.... đều phải có các bảng biển khắc tên cơ quan tổ chức và tên gọi công trình, nhà ở phải có biển số theo đúng quy chế đánh biển số nhà do UBND thành phố ban hành.
Việc bố trí xây dựng các loại biển thông tin quảng cáo, tranh tượng ngoài trời có ảnh hưởng đến bộ mặt kiến trúc và mỹ quan cả khu dân cư phải có giấy phép của Sở Văn hóa – Thông tin và giấy phép xây dựng của cơ quan quản lý kiến trúc thành phố.
Nội dung biển quảng cáo Đặt biển quảng cáo mặt đứng công trình
Các loại cây xanh , thảm cỏ, bồn hoa được trồng dọc theo đường phố, trong công viên, khuôn viên nhà ở phải được thường xuyên chăm sóc, bảo vệ, bảo đảm luôn xanh tươi, làm tăng mỹ quan đô thị, góp phần cải tạo vi khí hậu, vệ sinh môi trường. Việc chặt hạ cây xanh phải được
cơ quan quản lý đô thị có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp khẩn cấp do thiên tai.
Hình 3.8 : Minh họa bố trí cây xanh đường phố
Tổ chức chuyên trách về vệ sinh môi trường đô thị có trách nhiệm hàng ngày thu, gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đến khu vực tập kết của thành phố. Tại các điểm sinh hoạt văn hóa và các công trình công cộng như: chợ, trung tâm thương mại dịch vụ, công viên văn hóa, câu lạc bộ, thể dục thể thao...phải bố trí bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng, thùng chứa rác, sắp xếp sử dụng mặt bằng hợp lý, bảo đảm an toàn giao thông. Nghiêm cấm chiếm
dụng hè đường làm bãi đỗ xe, đổ rác thải sinh hoạt, nước thải bẩn ra hè, đường phố gây mất vệ sinh môi trường.
3.6. Giải pháp về Cơ chế chính sách
3.6.1. Lập và ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
Tại Khoản 3, Điều 22 của Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị (sau đây gọi tắt là Nghị định 38) quy định “Chính quyền đô thị các cấp tổ chức lập, phê duyệt, công bố, ban hành, tổ chức thực hiện quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị”. Ngoài ra, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số: 19/2010/TT-BXD, ngày 22/10/2010 hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Tuy nhiên, hiện nay thành phố Vũng Tàu chưa có Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị mà chỉ có Quy chế quản lý đô thị hiện đã không còn phù hợp với nhu cầu phát triển hiện tại của đô thị.
Do đó, nhằm góp phần hoàn thiện về cơ chế chính sách, cũng như có cơ sở quản lý hệ thống HTKT, tác giả đề xuất UBND thành phố cần sớm nghiên cứu, lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
3.6.2. Lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị
Tại Điều 8, Điều 19 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị quy định các nội dung về Chương trình phát triển đô thị, trong đó có nêu “UBND thành phố trực thuộc tỉnh tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua”. Ngoài ra, tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị quy định “Sở Xây dựng là cơ
quan đầu mối xây dựng chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và cho từng đô thị để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt”.
Hiện nay, thành phố Vũng Tàu chưa tổ chức thực hiện lập chương trình phát triển đô thị theo quy định. Do đó, nhằm góp phần hoàn thiện về cơ chế chính sách, cũng như có cơ sở quản lý không gian kiến trúc cảnh quan, tác giả đề xuất UBND thành phố cần phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh sớm tổ chức thực hiện lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình phát triển đô thị của thành phố, để huy động tối đa các nguồn lực, kinh phí đa dạng tiếp tục chỉnh trang, nâng cấp, phát triển hạ tầng đô thị.
3.6.3. Huy động các nguồn tài chính từ ngân sách
UBND thành phố cần tiếp tục huy động các nguồn tài chính từ ngân sách, đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị, kết hợp với các chính sách phù hợp nhằm huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, nội lực trong nhân dân, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư cho phát triển đô thị để tập trung đầu tư nâng cao chất lượng và môi trường sống cho người dân đô thị.
Để thực hiện phát triển toàn diện về kinh tế, đô thị cần huy động vốn đầu tư phát triển, các nguồn lực tài chính như sau:
- Vốn ngân sách tập trung đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị và phúc lợi xã hội, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư. Trong đó, phân bổ trực tiếp cho thành phố đầu tư chiếm 1,5%; từ nguồn bán một số công sở so thành phố quản lý sau khi di dời về trung tâm hành chính mới 0,5% và phân bổ cho các đơn vị thuộc tỉnh đầu tư trên địa bàn thành phố 7,0%.
- Vốn huy động từ các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế trong nước đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế và an sinh xã hội theo xu hướng xã hội hóa, chiếm khoảng 30,0% vốn đầu tư.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế chiếm khoảng 61,0% tổng vốn đầu tư, được xác định là nguồn lực đầu tư quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vũng Tàu.
Nhằm đảm bảo thu hút nguồn vốn đầu tư, thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh về thành phố thông qua các hoạt động đối ngoại, hoạt động văn hóa thể thao và du lịch; xây dựng hình ảnh, thương hiệu của thành phố tạo ấn tượng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đảm bảo nguồn vốn ngân sách tỉnh để giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xã hội hóa đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư, nhất là các dự án xã hội hóa về y tế, giáo dục.