Kinh nghiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ CHÍ LINH, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU (Trang 59 - 61)

2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

2.3.1. Kinh nghiệ mở Việt Nam

1. Kinh nghiệm ở thành phố Đà Nẵng [27]

Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ liên thông với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cảng Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế.

- Định hướng kiến trúc:

Đà Nẵng là thành phố trẻ năng động, hệ thống kiến trúc cổ không nhiều, vì vậy kiến trúc được định hướng phát triển theo xu hướng hiện đại có bản sắc. Công tác thiết kế đô thị đang được triển khai thực hiện làm cơ sở quản lý, đảm bảo phát triển bền vững, tạo đặc trưng kiến trúc, hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên sẵn có.

- Quản lý kiến trúc đô thị:

Công tác xác nhận quy hoạch trước khi tách thửa, quy định thửa đất trước và sau khi tách phải lớn hơn 40m2 và các cạnh khu đất phải lớn hơn 3m. Trong công tác đền bù giải tỏa, các hộ có diện tích và kích thước đất còn lai không đảm bảo được giải tỏa đi hẳn, tránh tình trạng phân lô quá nhỏ và các trường hợp siêu gầy trong đô thị. Ngoài ra công tác xác nhận quy hoạch

không cho phép tách thửa trong các dự án quy hoạch, hạn chế số hộ tái định cư trong các dự án quy hoạch.

Các quy định về quản lý xây dựng được ban hành cho từng dự án và khu vực, đối với khu dân cư trong đô thị cũ, thành phố tổ chức quy hoạch lộ giới kiệt hẽm làm cơ sở quản lý xây dựng.

Các trục đường chính, các đường ven sông ven biển được nghiên cứu thiết kế đô thị, có một số trục đường được ban hành thiết kế mẫu mặt tiền cho nhân dân tự xây dựng như đường Điện Biên Phủ.

Công tác thanh tra kiểm tra việc xây dựng trái phép được tổ chức từ cấp phường đến cấp thành phố một cách chặt chẽ

Tập trung quản lý trên các trục đường chính, các khu vực trọng điểm, kiểm soát việc xây dựng trái phép trong các khu quy hoạch nhằm hưởng chính sách đền bù, tập trung kiểm tra quản lý chặt chẽ việc xây dựng trong các khu vực dành đất xây dựng các công trình trọng điểm của thành phố theo quy hoạch.

Hình 2.1. Thành phố Đà Nẵng 2. Tại tỉnh Phú Yên [17]

Việc quản lý về kiến trúc đô thị của từng công trình cụ thể phần lớn được thực hiện trên cơ sở khu vực đã có đồ án QHCT xây dựng được duyệt. Tuy nhiên, việc triển khai đồ án QHCT tỷ lệ 1/500 từ QHCT 1/2000 và QHC thường chậm và cần kinh phí rất lớn. Trước tốc độ phát triển đô thị nhanh như vậy hiện nay, để có cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về kiến

trúc quy hoạch đô thị ở những nơi chưa lập được Quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, thì Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên đã phối hợp với chính quyền đô thị trên cơ cở Quy hoạch chung và tình hình thực tế phát triển đô thị để xây dựng thống nhất một số thông số cơ bản trong Quy chế về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại các Quảng trường trung tâm, các trục đường lớn, đường phố chính trong nội thành như về mật độ xây dựng, tầng cao công trình, hệ số sử dụng đất, khoảng lùi, cốt nền, cốt sàn tầng 1… thông qua Hội đồng kiến trúc- quy hoạch, tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong khu vực và chính quyền đô thị ban hành triển khai thực hiện.

3. Tại thành phố Hải phòng [27]

Sơ đồ 2.1. Ý tưởng quy hoạch và thiết kế sự phát triển bền vững

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ CHÍ LINH, THÀNH PHỐ VŨNG TÀU (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w