2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
2.4. Cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
2.4.1. Vai trò của cộng đồng
“Cộng đồng” là một hình thức đặc thù của tổ chức xã hội nhằm tập hợp sức mạnh vật chất và trí tuệ của con người để cùng bảo vệ, tồn tại, phát triển vì những mục tiêu và lợi ích chung nhằm không ngừng hoàn thiện, nâng cao đời sống của bản thân gắn với môi trường xã hội ngày càng tiến bộ [14].
- Lịch sử phát triển xã hội loài người và quá trình đô thị hóa đã chứng minh vai trò “cộng đồng” có ý nghía lớn đối với quá trình xây dựng phát triển đất nước.
- Sức mạnh của “cộng đồng” có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nếu có chính sách tốt, đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất to lớn.
- Nguồn lực tham gia của “cộng đồng” vào quá trình xây dựng đô thị nói chung và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan nói riêng góp phần quan trọng giảm bớt khó khăn cho ngân sách đầu tư của Nhà nước nhất là những vấn đề đầu tư vì mục đích tăng cường hiệu quả xã hội, giảm bớt căng thẳng về hạ tầng đô thị.
- Có sự tham gia của “cộng đồng” trong công tác quản lý xã hội sẽ đem lại một môi trường sống trong lành, bình đẳng và bác ái cho mọi người. Củng cố thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa con người với con người, con người với xã hội trong phạm vi một quốc gia và toàn cầu.
- Cộng đồng tham gia vào công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan có hiệu quả to lớn giúp cho chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc triển khai thực hiện tốt các văn bản pháp luật của nhà nước về quản lý đô thị.
2.4.2. Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng
Hình thức phổ biến trong việc tham gia nguồn lực của cộng đồng là huy động và tư vấn. Hình thức huy động trong các giai đoạn đã trở thành hiện thực và nó đã có lịch sử lâu đời, đặc biệt nó gắn với hiệu quả trong việc đầu tư phát triển và đã trở nên phổ biến với các tổ chức quốc tế. Việc huy động thời gian rảnh rỗi và sử dụng các nguồn vốn nhàn của người dân nhắm bù đắp và tiếp sức cho nguồn lực tài chính của Chính phủ là rất cần thiết.
Sự cần thiết cho một khuôn khổ phù hợp, các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội đô thị được tốt đẹp thì việc vận dụng các mối quan hệ đó áp dụng vào việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan là rất cần thiết, nhằm đưa các quy định quy chế phù hợp với nhu cầu thực tế của cộng đồng. Điều này cũng có nghĩa các thiết chế pháp luật sẽ dễ dàng thực thi hơn [16].
Theo GS Aprodicio Laquyan (Canada) sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quản lý không gian kiến trúc cảnh quan là vô cùng quan trọng vì
người dân có quyền tham gia vào việc quyết định, vì kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh người dân bởi vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng của họ để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được những kết quả của dự án tốt hơn, vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì và những gì họ đủ khả năng dùng các nguồn lực của riêng họ để chi cho các hoạt động của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng thể hiện sự cam kết của người dân với dự án, vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án và đạt hiệu quả cao hơn.
2.4.3. Các mức độ tham gia của cộng đồng
Theo Jean-Paul Lacaze sự tham gia của cộng đồng có thể theo 3 mức độ: - Mức độ tham gia thứ nhất chủ yếu tập trung vào việc thông tin, thông báo cho người dân;
- Mức độ tham gia thứ 2 là việc mở rộng các thủ tục quy chế để đưa vào đấy việc tham khảo ý kiến của người dân;
- Mức đô tham gia thứ 3 là việc chấp nhận chia sẻ quyền chọn quyết định trong quy hoạch.
Theo GS. Shirley Arnstein sự tham gia của cộng đồng được thực hiện trên các mức độ sau:
- Chính quyền vận động nhân dân làm theo;
- Chính quyền đưa ra các quyết định và thông báo cho nhân dân; - Chính quyền trao đổi bàn bạc với các nhóm dân cư;
- Chính quyền đáp ứng các nhu cầu của nhân dân; - Nhân dân kiểm soát.
Như vậy, việc tham gia của cộng đồng sẽ theo mức độ từ thấp đến cao, tùy thuộc vào khả năng trình độ của cư dân nhưng quan trọng và có tính quyết định đó là quan điểm của người lãnh đạo.
2.4.4. Các yếu tố cơ bản trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng - Chủ trương phải hợp lòng dân.
- Công tác chỉ đạo đúng và cán bộ sâu sát nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
- Có chính sách hỗ trợ của chính quyền, cơ chế quản lý đúng, đặc biệt đề cao sự tham gia giám sát của nhân dân.
- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động.
2.5. Các yếu tố tác động đến quy hoạch và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Khu đô thị Chí Linh, TP.Vũng Tàu cảnh quan Khu đô thị Chí Linh, TP.Vũng Tàu
2.5.1. Yếu tố tự nhiên
• Đặc điểm địa hình [6].
Thành phố Vũng Tàu có địa hình đa dạng bao gồm khu vực núi cao, đồng bằng cồn cát, đầm lầy... Khu đô thị Chí Linh nằm trong khu vực khu đất cao (cao độ nền từ +3m ÷ +5m). Mực nước ngầm nông, hệ số thấm cao.
• Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam bộ, có hai mùa rõ rệt, ít có thiên tai và thời tiết bất thường. Đó là những thuận lợi cho phát triển đô thị cũng như ngành du lịch biển tại đây [6].
Nhiệt độ không khí trung bình 260C Nhiệt độ cực đại tuyệt đối 38,4 0C Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối 150C Độ ẩm trung bình của không khí 85 %
Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối trung bình 28,4 % Lượng mưa trung bình năm 1356,5 mm
Tổng số giờ nắng: Mùa khô 1200 –1400 giờ/ năm Mùa mưa 800 – 1000 giờ/ năm
Mùa khô có gió mùa đông và đông bắc
Bão: tốc độ gió lớn nhất 12m/ s. Tần suất khoảng 5 10%
• Địa chất công trình [6].
Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thoát nước Vũng tàu (có tham khảo tài liệu địa chất công trình) qua 19 lỗ khoan của Công ty tư vấn nước và môi trường Việt nam, theo trục giữa thành phố từ Bàu Sen, Bến Đình và hồ Bàu Trũng có thể mô tả cấu tạo địa tầng theo các khu vực như sau:
- Lớp phủ dày từ 0,3-0,5m ( có cao độ nền từ 0,5 3,2 m)
- Lớp cát mịn dày từ 7,69,7m. (ở cao độ 6,9m 8,2 m) có màu xám vàng đến vàng cường độ chịu tải trung bình từ 1,5- 2,0 kg/ cm2
- Theo một số tài liệu dự án qui hoạch chi tiết cho biết tại vùng ngập mặn và ven sông có cường độ chịu tải R < 1 KG/m 2
• Địa chất thuỷ văn [6].
Mực nước ngầm chủ yếu xuất hiện trong lớp cát pha. Lớp bùn có chứa nước nhưng không đều. Độ sâu mực nước ngầm trung bình 0,5 ÷ 1,5m. Khu vực có cao độ nền từ 0,3 m - 0,5m, mực nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 2÷ 3m
- Về mùa mưa: Thành phần nước ổn định có độ kiềm yếu hoặc trung tính không ăn mòn bê tông
- Về mùa khô: Có thành phần a xít yếu đến kiềm yếu, ăn mòn bê tông
• Địa chấn: Theo tài liệu bản đồ địa chấn Việt Nam dự báo, thành phố Vũng Tàu có khả năng động đất cấp 6 [6].
2.5.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Kinh tế của Thành phố Vũng Tàu có đặc điểm khác với nhiều nơi khác trong cả nước là có ngành khai thác công nghiệp dầu khí nằm trên lãnh thổ
của thành phố, giá trị tăng thêm rất lớn, nhưng giá trị tăng thêm của dầu khí thuộc Trung ương quản lý [6].
Nếu tính chung cả dầu khí trên địa bàn, tổng giá trị tăng thêm đạt được rất cao, đạt 9.427 tỷ đồng năm 1995, tăng lên 18.480 tỷ đồng năm 2000, đạt 27.627 tỷ đồng năm 2005 và đến năm 2010 đạt 54.550 tỷ đồng theo giá 1994. Giá trị tăng thêm (VA) năm 2005 gấp trên 2,93 lần 1995, giá trị VA năm 2010 gấp 2,95 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996- 2000 trên 14,4%/năm, thời kỳ 2001-2005 là 8,4%, cao hơn trung bình cả nước khoảng 1,12 lần và thời kỳ 2006-2010 là 14,6% [7].
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế do thành phố quản lý
Đơn vị: % 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng VA 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông-lâm- thủy hải sản 16,36 15,45 15,77 17,10 13,17 Công nghiệp - TTCN 11,21 11,77 15,00 13,87 11,54 Dịch vụ 72,43 72,78 69,23 69,03 75,29
Nguồn: Phòng Thống kê Vũng Tàu các năm
Thu nhập bình quân đầu người, nếu tính cả dầu khí tạo ra trên địa bàn đạt 105,99 triệu đồng/người năm 2005, tiếp tục tăng lên 179,44 triệu đồng/người năm 2010; nếu quy ra đô la (tỷ giá 1USD = 10.964VNĐ, giá 1994) thì thu nhập bình quân đầu người đạt 9.667 USD/người vào năm 2005 cao gấp 17,0 lần mức thu nhập bình quân cả nước, đạt 16.366 USD/người vào năm 2010. Nếu không tính dầu khí, thu nhập bình quân đầu người của thành phố đạt 23,9 triệu đồng/người năm 2005 và tăng lên 61,18 triệu đồng/người năm 2010. Nếu quy ra USD, thu nhập bình quân đầu người của Thành phố không tính dầu khí năm 2005, đạt 2.176 USD/người; cao hơn của tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu và gấp 3,42 lần bình quân cả nước, năm 2010 đạt 5.580 USD/người.
Đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố:
Trong những năm qua, thành phố đã làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, 5 năm qua thành phố có 50 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 28 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký 6,806 tỷ USD và gần 200.000 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn khoảng 6.830,842 tỷ đồng (192 dự án) đã làm thay đổi diện mạo của thành phố theo hướng đô thị văn minh hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn chỉnh: nhiều công trình trọng điểm torng lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước, trường học, trạm y tế, trụ sở văn phòng làm việc và các công trình phúc lợi khác hoàn thành đã phát huy hiệu quả đầu tư rõ rệt, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.
Vốn đầu tư phát triển của Thành phố Vũng tàu không ngừng tăng lên. Từ năm 2000 đến nay, tổng vốn đầu tư tăng từ 1.892 tỷ đồng năm 2000; tăng lên 2.201 tỷ đồng năm 2001 và 3.979 tỷ đồng năm 2004, năm 2005: 3.979 tỷ đồng. Đến năm 2010, tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố là 20.000 tỷ đồng.
Bảng 2.2. Tổng hợp vốn đầu tư phát triển
Đơn vị: tỷ đồng 2000 2001 2003 2008 2009 2010 Tổng số 1.892 2.201 2.474 8.500 13.000 20.000 Khu vực nông nghiệp 530 611 801 2.000 3.500 2.400 Khu vực công nghiệp 513 612 788 1.500 2.500 4.200 Khu vực dịch vụ 849 978 885 5.000 7.000 13.400
Trong đó đầu tư vào ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục tăng lên trong thời kỳ 2001-2005, từ tỷ trọng 44,87% tăng lên 58,8% năm 2005 và đến năm 2010 vốn đầu tư cho ngành dịch vụ tăng lên 67,0%.
2.6. Các định hướng cơ bản của thành phố Vũng Tàu2.6.1. Định hướng phát triển đô thị TP. Vũng Tàu 2.6.1. Định hướng phát triển đô thị TP. Vũng Tàu
Phát triển đô thị phải hướng đến mục tiêu đưa thành phố Vũng Tàu trở thành một đô thị hiện đại gắn với việc bảo tồn những giá trị kiến trúc truyền thống. Sớm điều chỉnh quy hoạch chung TP Vũng Tàu phù hợp với điều kiện phát triển thực tế hiện nay.
Hoàn thành việc phủ kín quy hoạch chi tiết 1: 2000 trên địa bàn thành phố. Xây dựng và tổ chức thực hiện việc lập Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thành phố Vũng Tàu; Đề án khớp nối thống nhất Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1: 2000 thành phố Vũng Tàu. Lập bản đồ thông tin quản lý đô thị Tp. Vũng Tàu; xây dựng quy chế quản lý các kiến trúc đặc thù, quy định về lộ giới các hẻm trong đô thị.
Quy hoạch và xây dựng khu trung tâm hành chính - chính trị thành phố Vũng Tàu tại khu vực Đông Bắc thành phố, làm cơ sở tiền đề cho việc mở rộng không gian đô thị về hướng Đông Bắc với kinh phí 500 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách dự kiến hoàn thành năm 2014.
Nghiên cứu xem xét kỹ các điều kiện về cảnh quan, môi trường vị trí địa lý đảo Gò Găng để triển khai quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Gò Găng và núi Lớn - núi Nhỏ theo các phương án đã trúng tuyển và gắn với phát triển dịch vụ.
Từng bước ngầm hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, phấn đấu đến năm 2015 sẽ ngầm hóa các tuyến đường chính và đến năm 2020 tiếp tục thực hiện công tác ngầm hóa với phạm vi rộng hơn.
Đầu tư và khai thác có hiệu quả quỹ đất 2 bên trục đường 51B, 51C, khu vực sinh thái rừng ngập mặn và khu vực cảnh quan trên 2 núi Lớn và núi Nhỏ. Dành quỹ đất hợp lý để xây dựng một số công trình trọng điểm về kinh tế, dịch vụ, du lịch mang điểm nhấn cho thành phố (Trung tâm hành chính, quảng trường thành phố, sân vận động, trung tâm văn hóa, thư viện, nhà hát,...).
Đối với các tuyến phố trong nội thị đã hình thành từ lâu, phải hoàn thành công tác thiết kế đô thị, xác định cụ thể những tuyến phố cần bảo tồn giá trị kiến trúc, lịch sử; những tuyến phố cần cải tạo quy hoạch lại phù hợp với một đô thị văn minh hiện đại và năng động.
Phát triển các khu dân cư hiện hữu cần kết hợp với việc sắp xếp, quy hoạch và cải tạo chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường sống đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ nhằm nâng cao chất lượng sống cho nhân dân thành phố.
Phát triển các khu dân cư, khu đô thị mới phải gắn liền với kiến trúc hiện đại, phát triển nhà ở theo hướng cao tầng thấp dần ra biển tạo không gian hài hòa, tăng hiệu quả sử dụng đất đồng thời phải đảm bảo các tiện ích sinh hoạt, dịch vụ và phúc lợi xã hội cho dân cư. Đặc biệt chú trọng ưu tiên diện tích đất trồng cây xanh trong các dự án xây dựng khu dân cư , khu đô thị mới và các dự án phát triển kinh tế với tỷ lệ tối thiểu mảng cây xanh phải đạt 20,0% diện tích đất thực hiện dự án.
2.6.2. Định hướng cho kiến trúc cảnh quan đô thị TP. Vũng Tàu
Cũng giống như nhiều thành phố khác, chân dung của đô thị Vũng Tàu sẽ biến đổi theo qui luật phát triển liên tục và kế thừa một cách chọn lọc các giá trị cảnh quan quá khứ, hiện tại để tiến tới tương lai.
Ấn tượng về một điểm hẹn bình yên với hình ảnh của 5 ngọn núi ( 5 vết thương của Chúa Cứu Thế ) và hình ảnh bao dung, che chở của tượng Chúa Dang Tay.
Ấn tượng về một vùng đất khát khao tự do, nơi ghi dấu ấn nhiều cuộc