2. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
2.3.2. Kinh nghiệm trên thế giới
1. Kiến trúc cảnh quan ở Australia [13]
- Các thành phần quản lý Kiến trúc – cảnh quan (Phân vùng quản lý)
+ Trung tâm dịch vụ thương mại + Hệ thống giao thông
+ Tượng đài + Đường bộ hành + Công trình nhấn
- Quan điểm, mục tiêu:
+ Nâng cao chất lượng, nghệ thuật mỹ quan đô thị, tạo lập bản sắc, hình thái, mang lại hiệu quả tinh thần cho dân cư, đặc biệt khách bộ hành.
+ Bảo tồn di sản kiến trúc, cảnh quan và bản sắc.
+ Nâng cao chất lượng hình ảnh không gian đô thị, phục vụ nhu cầu tinh thần, giải trí.
+ Tạo tính đa dạng, chuyển tiếp không gian.
- Nguyên tắc thiết kế đô thị đối với mỗi thành phần:
+ Tạo sự thống nhất giữa kiến trúc công trình, đường phố, trung tâm đô thị với cảnh quan đô thị, tăng cường tính nghệ thuật, mỹ quan cho cảnh quan đô thị, bảo tồn giá trị nghệ thuận văn hóa, lịch sử, tính kế thừa trong nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan đô thị.
+ Bảo đảm môi trường phát triển bền vững, cảnh quan đô thị có bản sắc riêng.
- Quy định quản lý: Quy định về tính chất, chức năng sử dụng, tổ chức không
gian, quy mô, bố cục, mật độ xây dựng, tỉ lệ không gian trống, kiến trúc công trình cụ thể, bảo tồn di tích, cây xanh, cảnh quan,…
2. Kinh nghiệm ở Brazil [28]
Chương trình cải cách phát triển thị trấn ở đông bắc Brazil được đẩy mạnh tiến trình tham gia cộng đồng và tiến trình ra quyết định được phân quyền xuống các cấp thấp hơn. Từ chương trình này cho thay các chương trình phát triển nông thôn khai thác các đặc điểm sau:
- Chuyển đổi trách nhiệm quản lý nguồn lực và thực thi dự án từ chính quyền sang cộng đổng, để thúc đẩy sự phân quyền trong việc ra quyết định và
khuyến khích sự hỗ trợ cao hơn cho chính quyền trong vấn đề chi phí cho dự án. Mở rộng sự tham gia cộng đồng thành một chương trình nguồn lực xã hội.
- Áp dụng các phương pháp tập trung vào các mục tiêu nghèo đói dựa trên các tiêu chí liên quan đến nghèo đói, hỗ trợ bởi một hộ thống kiểm tra và cân đối đủ mạnh để đảm bảo không xảy ra đâu tư sai mục tiêu.
- Thiết lập các quy định rõ ràng về thành phần và quy trình thực hiện của hội đồng quản lý, để nâng cao sự tham gia và tính rõ ràng.
- Thiết lập được một khuôn khổ vẻ mặt quy định và pháp lý để hỗ trợ việc phân quyền vể mặt hành chính, khuyến khích sự quản lý có hiệu quả hơn ở cấp địa phương.
3. Kinh nghiệm ở Canada về sự tham gia của cộng đồng [17]
Khai thác sự tham gia của cộng đổng được tiến hành ngay từ khâu khảo sát, thiết kế quy hoạch cho đến xây dựng, cải tạo, duy trì bảo dưỡng đô thị
- Thành phố Vancouver: Vào mùa thu năm 1992, chính quyền thành phố Vancouver đã trưng cầu ý kiến nhân dân để làm phương hướng quy hoạch thành phô. Từ năm 1992 đến năm 1995, trên 20.000 người đã tham gia vào dự án City Plan, một dự án thiết kế đô thị.
- Thành phố Montreal. Cộng đồng những người chủ sở hữu đất (cùng bỏ vốn mua khu đất) mời nhóm kiến trúc sư (văn phòng tư nhân) thiết kế quy hoạch. Qua một cuộc điều tra xã hội học và trả lời các bảng hỏi, các kiến trúc sư đã chia ra năm nhóm trong cộng đồng có khả năng đặt vốn xây nhà và yêu cầu không gian khác nhau (diện tích, số phòng, độ to nhỏ, khu phụ,...) từ thấp tới cao.
Bàn tuyên bố Tokyo về: "công tác quản lý đô thị lớn" họp từ ngày 20- 23/4/1993 đã khẳng đình
- Phát triển hợp tác chặt chẽ giữa những người dân, các tổ chức phi Chính phủ và các khu vực kinh tế.
- Sự cải tiến quản lý đô thị đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các thành phần chủ yếu.
- Sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực tư nhân với Nhà nước là cần thiết dể đáp ứng có hiệu quả các dịch vụ xã hội toàn diện
- Hệ thống thoả thuận YOKOHAMA dựa trên điều luật về tiêu chuẩn xây dựng: muốn duy trì và nâng cao việc phát triển, bảo vệ môi trưòng thông qua một thoả ước về xây cất với sự dồng ý của tất cả mọi người và được chính quyền địa phương chấp thuận với một khu vực nhất định.